Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm nhẹ

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong tháng 6/2010 đạt 41 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 232 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2009.

Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong tháng 6/2010, mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này giảm nhẹ 3,2% nhưng vẫn tăng 27,6% trong nửa đầu năm 2010. Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là trái cây (chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc).

Cơ cấu thị trường nhập khẩu rau hoa quả trong 6 tháng đầu năm 2010 có sự thay đổi rõ rệt khi Hà Lan đã vượt qua Nhật Bản, Nga và Đài Loan để vươn lên đứng vị trí thứ hai sau Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Hà Lan trong tháng 6 đạt 3,8 triệu USD, tăng 77,9% và 6 tháng đầu năm đạt 15,8 triệu USD, tăng 107,9% so với cùng thời điểm 2009. Điều này cho thấy nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả của Việt Nam tại thị trường này là rất lớn. Từ trước đến nay Hà Lan luôn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam tại khối EU. Các sản phẩm rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường này không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này sẽ còn tăng mạnh trong tháng tới, đặc biệt là nhóm mặt hàng trái cây tươi như Thanh long, Xoài, Bưởi da xanh, Bưởi 5 roi, Hồng xiêm…

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản trong tháng 6/2010 cũng đạt được mức tăng trưởng khả quan với kim ngạch đạt 3,8 triệu USD, tăng 11,7%. Trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 28,2 triệu USD, tăng 12,8%. Sản phẩm rau quả xuất khẩu sang thị trường này vẫn chủ yếu là Thanh long, các loại rau củ chế biến và hoa tươi các loại.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Nga tiếp tục giảm nhẹ trong tháng qua với kim ngạch đạt 1,85 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nga trong 6 tháng đầu năm đạt 12,8 triệu USD, giảm 31,2% so với 6 tháng năm 2009.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan tăng trưởng mạnh: trong tháng 6/2010, xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan đạt 344 nghìn USD, tăng 49,8%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 6 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng thời điểm 2009.

Mặc dù là nước xuất khẩu rất mạnh các sản phẩm trái cây nhưng những sản phẩm trái cây đặc trưng vùng miền của Việt Nam như Thanh Long, Dừa lại được người tiêu dùng Thái lan rất ưa chuộng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang thị trường Thái Lan chủ yếu là Thanh long, Dừa và một số loại rau quả chế biến như Bí xanh, ớt, nấm rơm muối, mít sấy khô…Trong đó, Thanh long tươi là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 76,7%). Tổng lượng xuất khẩu thanh long sang thị trường này trong nửa đầu năm 2010 đạt 8,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 4,6 triệu USD, tăng 50% về lượng và 45,7% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009. Đơn giá trung bình xuất khẩu thanh long hiện là 561,6 USD/tấn, giảm 3% so với cùng thời điểm 2009.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong tháng 7 và 8/2010 sẽ giảm nhẹ so với tháng 6/2010 do một số loại trái cây như Chôm chôm, măng cụt, xoài xanh, vải…của Việt Nam đã bước vào thời điểm cuối vụ hoặc hết vụ thu hoạch. Trong nửa đầu tháng 7/2010 kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả ước đạt 15 triệu USD, giảm 8% so với nửa đầu tháng 6/2010 nhưng vẫn tăng 12% so với cùng thời điểm 2009.

(www.rauhoaquavietnam.vn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập khẩu đường: Giải pháp... nóng !
  • Chậm ban hành quy định quản lý giá sữa bột: Người tiêu dùng chịu thiệt
  • Giá cả sẽ ổn định trong tháng 8
  • Triển vọng thị trường thịt cuối năm
  • Vì sao Việt Nam phải nhập cỏ?
  • Cảnh báo việc mua gom gạo xuất khẩu sang Trung Quốc
  • Cẩn thận khi nhập khẩu đường từ Thái Lan
  • “Choáng” với nhập khẩu lúa mì
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo