Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dựa vào biên mậu, bao giờ mới hết nhập siêu Trung Quốc?

 Làm sao có thể thu hẹp nhập siêu từ Trung Quốc nếu doanh nghiệp Việt Nam dựa mãi vào con đường tiểu ngạch, đầy rủi ro với chính sách biên mậu “sáng nắng chiều mưa” của nước này?

Rủi ro lớn từ con đường biên mậu

Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu. Và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro.

Tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu mới đây ở Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam đã bày tỏ, chỉ cần hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc là Việt Nam có thể khắc phục được nhập siêu tổng thể cả nước. Nhưng, phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá!

Không chỉ riêng ngành thủy sản, có thể nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường này, đều luôn thấp thỏm, âu lo vì không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của … đối tác!

Bộ Công Thương đã phân tích, Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu và giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Phổ biến nhất là các chính sách như, Trung Quốc chỉ cho phép một số mặt hàng nhất định được đi qua một số cửa khẩu nhất định, ví dụ như hoa quả chỉ được đi qua cửa khẩu Lào Cai, hoặc Tân Thanh, Lạng Sơn, cao su chỉ được nhập từ cửa khẩu Móng Cái, hoặc Lục Lầm, thủy hải sản cũng chỉ được đi vào Trung Quốc từ cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, hàng máy móc, thiết bị chỉ được qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Thậm chí, có những lúc, nước này thay đổi chính sách biên mậu, nhưng lại không thông báo cho các doanh nghiệp Việt Nam biết, như việc mặt hàng tinh bột sắn vốn vẫn được đi qua cửa khẩu Chi Ma, bỗng dưng lại chuyển sang chỉ cho qua ở cửa khẩu Bảo Lâm. Sự thay đổi thất thường này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không nắm kịp thông tin, phải chịu tổn thất lớn.

Qua con đường tiểu ngạch này, Trung Quốc có thể tăng giảm mức phí biên mậu ở từng thời điểm, mùa vụ mà doanh nghiệp Việt Nam không thể biết trước được. Điều này dẫn tới sự ảnh hưởng lớn tới giá mua vào của các tiểu thương Trung Quốc. Hoặc một kiểu khác là, Trung Quốc có thể tăng cường kiểm soát gắt gao vệ sinh an toàn hàng xuất khẩu Việt Nam nếu muốn siết chặt lượng hàng nhập vào, hoặc nới lỏng kiểm tra, giám sát nếu muốn tăng lượng hàng nhập vào từ Việt Nam.

Với công cụ chính sách quá khôn khéo như vậy, có thể thấy, phía Trung Quốc hoàn toàn có thể chủ động mua hàng từ Việt Nam vào khi giá thấp. Khi cần, nước này có thể  hạn chế lượng mặt hàng nhập khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam, điều chỉnh được giá bán của chính doanh nghiệp Việt Nam và từ đó, có lợi thế ép giá hàng xuất khẩu của ta.

Đặc biệt, vì Trung Quốc chỉ áp dụng các chính sách này với hàng nhập khẩu tiểu ngạch của Việt Nam nên không vi phạm các qui định về WTO.

Một đặc thù khác cũng được Bộ Công Thương cho biết: đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thường chỉ định giao hàng tại các cửa khẩu phụ, các cặp chợ đường biên. Nhưng, hạ tầng cơ sở tại các khu vực này thường không đáp ứng đủ yêu cầu về thông quan, kiểm dịch. Do vậy chỉ cần cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát chặt chẽ thì ngay lập tức, hàng hóa xuất khẩu lại ách tắc, thiệt hại khôn lường. Thấm thía bài học này nhất là mặt hàng thủy sản đông lạnh tạm nhập tái xuất vừa qua, đã bị ách tắc tới hơn 2000 container ở cửa khẩu Móng Cái.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy, nhưung vì sao, các doanh nghiệp Việt Nam lại vẫn chọn con đường tiểu ngạch? Bộ Công Thương cho rằng, theo hình thức này, hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ không đòi hỏi có chất lượng cao, thủ tục đơn giản, không nhất thiết phải ký hợp đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ phải nộp phí biên mậu, thấp hơn nhièu so với việc đóng thuế qua con đường xuất khẩu chính ngạch.

Nhưng như phân tích ở trên, sự thuận lợi này đang là con dao hai lưỡi khiến cho, các ngành hàng xuất khẩu sang Trung Quốc khó bứt phá được.

Tỉnh táo hơn với thị trường Trung Quốc

Cho tới nay, chuyện doanh nghiệp Việt Nam lội ngược dòng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc vẫn còn rất hiếm hoi. Những bài học thành công ít ỏi đó đều có chung một mẫu số: cam kết về uy tín, chất lượng, có cách đi bài bản, chuyên nghiệp, và hơn hết, các doanh nghiệp sẽ phải theo đuổi con đường xuất khẩu chính ngạch.

Có thể thấy điều này ở bài học kinh nghiệm của bánh đậu xanh Gia Bảo, Hải Dương. Sau 10 năm sang Trung Quốc, loại đặc sản này của Việt Nam đã chiếm tới 70% thị phần bánh đậu xanh tại Trung Quốc.  Năm 2010, công ty này đã xuất khẩu bánh đậu xanh đạt kim ngạch 10 triệu Nhân dân tệ, tăng 130% so với năm 2009.

Giờ đây, trên hầu khắp các siêu thị lớn nhỏ ở Trung Quốc, người ta có thể dễ dàng mua được bánh đậu xanh Gia Bảo của Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Dưỡng,  Phó giám đốc kinh doanh của công ty Gia Bảo chia sẻ với VEF: “Có 2 yếu tố tiên quyết để chúng tôi phủ hàng trên hầu khắp thị trường Trung Quốc, đầu tiên, đó là việc lựa chọn nhà phân phôi ủy quyền tại Trung Quốc có uy tín, năng lực và đặc biệt, có kinh nghiệm bán các sản phẩm nông sản Việt Nam, thứ 2 là việc đăng ký thương hiệu độc quyền bánh đậu xanh Gia bảo tại Trung Quốc. Trên hết, khi có ý định đặt chân sang Trung Quốc, chúng tôi có hoạch định chiến lược lâu dài, bài bản”.

Theo ông Dưỡng,  nếu không đăng ký thương hiệu, chắc chắn sản phẩm Việt Nam sẽ đụng ngay vấn nạn hàng nhái, hàng giả, vốn rất nhức nhối ở nước này.  Và khi đã gây dựng thương hiệu rồi, doanh nghiệp phải cam kết trung thành, giữ vững uy tín cho thương hiệu đó thì mới phát triển bền vững được.

Cắt nghĩa câu chuyện này, ông Dương giải thích, để có giá rẻ, các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thường đề nghị phía ta làm sản phẩm kém chất lượng hơn. Có không ít đơn vị ở Việt Nam vì lợi nhuận đi theo hướng nay. Về lâu dài, cách làm ăn như vậy đã ảnh hưởng uy tín chất lượng hàng Việt ở Trung Quốc.

Do đó, với doanh nghiệp của ông Dưỡng, khó khăn lớn nhất chính là việc các doanh nghiệp bánh đậu xanh của ta đang tự làm khó nhau như thế.

Cần thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch

Cũng đang đặt mục tiêu thâm nhập sâu thị trường Trung Quốc hiện nay là cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên.

Đơn vị này cũng có chung một quan điểm rằng, nếu dựa mãi vào buôn bán biên mậu như trên, thật khó mong đưa hàng Việt tới trung tâm của đất nước 1,3 tỷ dân này.

Năm 2010, cà phê G7 của Trung Nguyên sang Trung Quốc vẫn theo con đường biên mậu. Con số 400 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn còn rất khiêm tốn với một mặt hàng tiềm năng này.

Chia sẻ về chiến lược lâu dài, ông Huỳnh Văn Rô, Giám đốc vận hành Tập đoàn cà phê Trung Nguyên khẳng định, chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì sản phẩm cà phê G7 mới có thể tới được Thượng Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ông Rô nhận định, khó khăn lớn nhất là khi xuất khẩu chính ngạch, cà phê phải chịu thuế nhập khẩu lớn ở Trung Quốc với mức thuế suất từ 15-20%, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh. Vì vậy, trước mắt, Trung Nguyên sẽ vẫn duy trì xuất khẩu biên mậu, đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí vận tải… cho các đối tác giao dịch biên mậu đẩy hàng đi sâu vào nội địa, ông Rô cho biết.

Đây chỉ là hình thức lấy ngắn nuôi dài, giải quyết bài toán giá thành tạm thời thôi, ông Rô nói.

Hiện nay, Trung Nguyên vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đối tác phân phối lớn và cũng đã nhận được một số lời đề nghị hợp tác làm phân phối lâu dài, như Tập đoàn Hoa Liên của Trung Quốc.

"Về lâu dài, sẽ không thể duy trì mãi việc xuất khẩu tiểu ngạch", ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội thủy sản Việt Nam đồng tình với các quan điểm của Gia Bảo, Trung Nguyên. Ông Hòe phân tích, "Trung Quốc là thị trường tiềm năng của thủy sản VIệt Nam, song, mấu chốt mà các doanh nghiệp thủy sản phải giải quyết được là tiến tới xuất khẩu chính ngạch, nâng cao hàm lượng chế biến trong sản phẩm, hạn chế tình trạng xuất nguyên liệu thô như hiện nay. Vì chỉ khi đó, giá trị hàng xuất khẩu mới có thể nâng cao, tránh được mọi rủi ro phát sinh về thanh toán... ở biên mậu hiện nay".

“Muốn thế, các doanh nghiệp buộc phải có một chiến lược bài bản, căn cơ, làm ăn lâu dài, ổn định tại Trung Quốc.”, ông Hòe nói.

(VEF)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kinh doanh 2010: Những chuyện cười ra nước mắt
  • Sữa và sức ép tăng giá
  • Hàng nội chiếm lại sân nhà
  • Cân bằng cán cân thương mại vào năm 2015: Nhiệm vụ bất khả thi?
  • Xuất khẩu-điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2010
  • Không thiếu hàng bình ổn
  • Chương trình XTTM quốc gia: Chấm dứt chế độ "ăn không"
  • Vì sao xuất khẩu cá tra không đạt kế hoạch 1,5 tỷ USD?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo