Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá gạo Thái có thể tăng lên 650 – 700 USD/tấn

Nếu Trung Quốc nhảy vào thị trường lúa gạo trong thời gian tới, giá gạo Thái có thể tăng lên 650 – 700 USD/tấn. Đó là dự báo của Mamadou Ciss, phó giám đốc điều hành của công ty Hermes Investments Pte. ở Singapore.

Ông Ciss dự báo Trung Quốc sắp mua nhiều gạo trắng loại B và gạo tẩy trắng 2 lần của Thái Lan – ở thời điểm khác với thông lệ.

Từ mức thấp của năm nay vào ngày 30/6, giá gạo kỳ hạn ở Chicago đã tăng 63% vào tháng 11 bởi lũ lụt tàn phá mùa màng ở Châu Á và bởi dự báo thời tiết khô ở Mỹ có thể buộc nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới phải điều chỉnh lại mức dự báo về giá. Hiện hợp đồng kỳ hạn tháng 1 tại Chicago ở mức giá 13,47 USD/cwt.

Theo Uỷ ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, Thái Lan vừa trải qua trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 5 thập kỷ qua ở 2/3 diện tích đất trồng trọt trên toàn quốc, và có thể làm giảm 0,3% mức tăng trưởng kinh tế của năm nay xuống 7,9%.

Khoảng 4,3 triệu hécta đát nông nghiệp, trương đương 8,5% tổng diện tích đát trồng, bị mất trắng.

Sản lượng vụ thứ 2, bắt đầu từ tháng 4, có thể tăng lên 9,3 triệu tấn, so với 8,26 triệu tấn năm ngoái – khi thời tiết diễn biến thất thường do El Nino.

Sản lượng từ vụ thứ 2 sẽ giúp nâng tổng sản lượng của Thái lan năm nay lên 31 triệu tấn, so với 31,5 triệu tấn năm ngoái. Khối lượng đó chỉ đủ dùng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chứ không còn để dự trữ. Mỗi năm Thái Lan tiêu thụ khoảng 18 triệu tấn gạo.

Lũ lụt đã xảy ra ở 51 tỉnh thành của Thái Lan kể từ tháng 10, làm chết 241 người và tàn phá nhiều diện tích mùa màng.

Trong các tỉnh phía nam, trung tâm thương mại Hai Yai chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đây là một thành phố lớn, sôi động nhưng mực nước lên cao đến 3 mét trong thành phố đã khiến hệ thống đường sá trở thành những dòng sông đục ngầu và xe cộ không thể nào đi lại được. Điện và mạng lưới viễn thông đã bị cắt đứt ở nhiều khu vực trong thành phố này.

Hiện tượng thời tiết La Nina đã gây ra hiện tượng mưa quá nhiều bất thường ở nhiều khu vực của Châu Á trong năm nay, tàn phá mùa màng và ảnh hưởng tới hoạt động khai thác mỏ ở khu vực Đông Nam Á, đẩy giá cao su kỳ hạn tăng lên mức cao kỷ lục của 30 năm nay, và đẩy giá thiếc lên cao kỷ lục. Cơn bão Megi hồi tháng 10 đã tàn phá vụ mùa lúa ở Philippine – nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã điều chỉnh giảm mức dự đoán về sản lượng gạo toàn cầu xuống mức 452,5 triệu tấn trong báo cáo mới công bố ngày 8/10, thấp hơn 171.000 tấn so với mức dự báo về nhu cầu. Mức thiếu hụt, lần đầu tiên trong vòng 4 năm, có thể gia tăng nếu bão và lũ còn tiếp tục ảnh hưởng tới Đông Nam Á.

Sản lượng gạo toàn cầu năm 2010/11 có thể đạt 450 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn so với dự báo trước đây.

Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) cũng nhận định: “Tình hình nguồn cung năm nay và năm tới sẽ rất khan hiếm”.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5 triệu tấn
  • Nhập siêu tháng 11 cao nhất 3 quý gần đây
  • Triển vọng thị trường cà phê arabica chất lượng cao tiếp tục lạc quan
  • La Nina và nhu cầu từ Trung Quốc sẽ đẩy giá than đá tăng cao
  • Nỗi lo về cung đường đẩy giá tăng
  • Nhập siêu cả nước 11 tháng đạt 10,6 tỷ USD
  • Giá cao su xuất khẩu tăng kỷ lục
  • Tháng 12 sẽ thừa đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo