Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

La Nina và nhu cầu từ Trung Quốc sẽ đẩy giá than đá tăng cao

Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ Bank tại Sydney nhận định, sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng La Nina đang đe doạ nhiều hơn tớicác vùng sản xuất than vốn đang bị ngập nước ở Australia và Indonesia trong vòng 6 tháng tới, làm giảm xuất khẩu. Trong khi đó, nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nhiều than đá nhất thế giới, lại đang tăng bởi mùa đông lạnh giá. Kết quả là, giá than nhiệt của Australia, giá tham khảo của thị trường châu Á, có thể lên tới 120 ÚD/tấn vào cuối năm nay, từ mức 109 USD hiện tại. Nếu đạt mức này thì giá than cuối năm nay sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.

Australia hiện là đất nước sản xuất và xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới, cùng với Indonesia, sản xuất hơn 10% trong tổng cung than nhiệt toàn cầu.

Hiện tượng La Nina dự kiến sẽ khiến lượng mưa tăng ở cả hai nước xuất khẩu hàng đầu, khiến số lượng các cơn bão tăng gần gấp đôi ở các khu vực khai thác than ở phía đông bắc Australia lên con số 6 -7 thay vì 4 trung bình mọi năm.

Gavin Wendt, chuyên gia phân tích tài nguyên thuộc Mine Life ở Sydney cho biết, khu vực phía bắc từ giờ cho đến tháng 4 là mùa bão. “Chúng tôi thường chứng kiến sự tăng giá than đá bởi yếu tố mùa vụ ở thời điểm này của năm, nhưng nhu cầu trong mùa đông ở Trung Quốc năm nay cộng với sức mua từ Ấn Độ sẽ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn”, ông nói.

Nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh gần đây bởi quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới đang nỗ lực dự trữ trước mùa đông giá buốt. Nhiều khách hàng đã đặt hàng với cả Indonesia và Australia, bao gồm cả các hợp đồng giao xa.

Hiện Trung Quốc đang có dự trữ trên 6 triệu tấn than, nhưng nguồn cung giao ngay ở thị trường trong nước đã bị thắt chặt từ tháng trước bởi thời tiết lạnh khiến hoạt động khai thác than bị chững lại.

Còn phía Ấn Độ, nhu cầu nhập khẩu than đá nước này dự đoán sẽ tăng hơn 80% vào năm 2012. Ấn Độ chủ yếu đặt hàng với các nhà cung cấp Indonesia.

(Theo Nguyễn Hằng //Vinanet )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nỗi lo về cung đường đẩy giá tăng
  • Nhập siêu cả nước 11 tháng đạt 10,6 tỷ USD
  • Giá cao su xuất khẩu tăng kỷ lục
  • Tháng 12 sẽ thừa đường
  • “Lên máu” với giá thuốc
  • Công tác quản lý giá thuốc - Nhiều “khuyết tật”
  • Xuất khẩu gạo năm 2010: Tiến bộ trong gian nan
  • Giảm dần nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo