Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng thị trường cà phê arabica chất lượng cao tiếp tục lạc quan

Xuất khẩu tăng trong niên vụ 2010/11

Các nhà phân tích thuộc F.O. Licht dự báo, xuất khẩu cà phê arabica sạch thế giới sẽ tăng trong niên vụ hiện nay nhưng dự trữ giảm sâu sẽ giữ cho các cân cung cầu ổn định.

Stefan Uhlenbrock, chuyên gia phân tích hàng hoá của hãng trên cho rằng, xuất khẩu cà phê arabica sạch – loai có chất lượng cao và chỉ chiếm 30% trong tổng mậu dịch cà phê nói chung - sẽ cao hơn trong vụ này, ở 33,3 triệu bao, chủ yếu nhờ sản lượng hồi phục ở Colombia.

Colombia đã chứng kiến 2 năm liên tiếp sản lượng giảm sâu - là nguyên nhân khiến cung thắt chặt và giá cà phê trên thị trường tương lai tăng mạnh thời gian qua – nhưng sẽ có vụ mùa gần như bình thường trở lại trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10/2010 ở 9,6 triệu bao.

Giá cà phê arabica đã leo lên mức cao nhất 13 năm rưỡi trong tuần trước khi giao dịch trên 2,20 USD/lb do nhu cầu mua của các quỹ hàng hoá và nguồn cung khan hiếm một phần bởi sản lượng thấp từ Colombia. Trong năm nay, giá cà phê đã tăng hơn 55%.

Mauricio Bernal, chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Colombia trong khi đó đưa ra dự báo kém khả quan hơn so với của F.O.Licht khi cho rằng niên vụ 2010/11 sản lượng chỉ khoảng 9 triệu bao. Ông lý giải, thời tiết xấu và nấm là nguyên nhân chính gây ra sự thất vọng này. Ông đồng thời nhận định sản lượng của đất nước sẽ chưa thể quay về mức 12 triệu bao như các năm trước trước niên vụ 2013/14.

Khu vực Trung Mỹ hiện chiếm 35% tổng sản lượng cà phê arabica sạch toàn thế giới, nhưng khu vực này năm nay cũng bị ảnh hưởng bởi bão làm giảm sản lượng và đẩy giá lên. Theo Uhlenbrock, Honduras và Peru sẽ tăng sản lượng trong năm nay còn các nước khác sản lượng vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ. Peru có thể đạt sản lượng 3,8 triệu bao, tăng 15% so với niên vụ trước.

Tại Braxin, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng đã tăng sản lượng cà phê arabica sạch và bán sạch trong những năm gần đây. Hiện có nhiều dự báo về sản lượng năm nay. Uhlenbrock thì cho rằng Braxin sẽ sản xuất kỷ lục 55 triệu bao trong vụ 2010/11, dựa trên những số liệu về xuất khẩu của nước này những tháng gần đây. Nhưng chính phủ Braxin lại dự đoán sản lượng khoảng 46 – 47 triệu bao bởi chu kỳ giảm sản lượng ở cây.

Nhu cầu vẫn tăng vững cho dù giá cao

Nhu cầu cà phê arabica chất lượng cao tại các cửa hàng kinh doanh cà phê và các cửa hàng tạp hoá vẫn sẽ tăng cho dù giá leo lên mức kỷ lục đẩy giá mỗi ly cà phê lên mức rất cao.

Một nghiên cứu thực hiện trong trong quý 3 của Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Mỹ (SCAA) đối với các cửa hàng độc lập và các chuỗi kinh doanh cà phê ở khắp đất nước cho thấy, chủ của các cửa hàng này rất lạc quan về doanh số bán.

Nghiên cứu trên đã hoàn thành vào tháng 10, và kết quả là những người bán cà phê dự đoán doanh số bán sẽ tăng 8 – 9% trong 12 tháng tới, từ mức dự báo tăng trưởng 5 – 6% trước đó.

Giá cà phê arabica trên thị trường thế giới, một loại cà phê dùng để trộn với loại có chất lượng cao nhất, đã leo lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 1997 khi giao dịch trên 2,2 USD/lb, và một phần mức giá cao này đã chuyển sang cho người uống cà phê.

Tuy nhiên, theo Ric Rhinehart, giám đốc điều hành của SCAA, từ đó tới nay người uống cà phê vẫn không thay đổi thói quen của họ.

SCAA cho biết, các kho cà phê phải chịu 2 – 4% trong chi phí giá tăng và họ đưa 1 – 2% phần tăng này vào menu giá.

Tại châu Âu, tiêu thụ cà phê cũng không giảm khi giá cao. Theo Mick Wheeler, chủ tịch Hiệp hội Cà phê Đặc Sản của châu Âu, đối với người tiêu dùng, giá cả luôn luôn là một yếu tố, nhưng nó không bao giờ là yếu tố chi phối. Mọi người sẽ vẫn tìm đến các cửa hàng cà phê hoặc các cửa hàng kinh doanh đồ tiện lợi để mua cà phê và không nản lòng khi giá tăng nhẹ. Họ thậm chí còn phản ứng dữ dội khi các nhà rang xay tăng lượng cà phê chất lượng thấp và giá rẻ trong các hỗn hợp.

(Theo Nguyễn Hằng //Vinanet )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • La Nina và nhu cầu từ Trung Quốc sẽ đẩy giá than đá tăng cao
  • Nỗi lo về cung đường đẩy giá tăng
  • Nhập siêu cả nước 11 tháng đạt 10,6 tỷ USD
  • Giá cao su xuất khẩu tăng kỷ lục
  • Tháng 12 sẽ thừa đường
  • “Lên máu” với giá thuốc
  • Công tác quản lý giá thuốc - Nhiều “khuyết tật”
  • Xuất khẩu gạo năm 2010: Tiến bộ trong gian nan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo