Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá lúa gạo chỉ giảm trong ngắn hạn?

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi các tỉnh ĐBSCL bước vào đợt cao điểm thu hoạch vụ đông xuân, bà con nông dân cần bán nhiều thì giá lúa gạo lại quay đầu giảm khá mạnh. So với đầu tuần trước (ngày 7.3), giá lúa thường giảm khoảng 8%, tương đương 400-500 đồng/kg (hiện giá còn 5.300 - 5.400 đồng/kg); lúa hạt dài giảm mạnh hơn với khoảng 11%, từ trên 6.200 đồng xuống còn 5.500 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, giá lúa sẽ tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng Yến

Nguyên nhân lúa gạo giảm giá, chủ yếu do nguồn cung trên thị trường dồi dào. Theo tính toán của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đến hết tháng 3 này, các tỉnh ĐBSCL cơ bản thu hoạch xong hơn 1,5 triệu ha lúa đông xuân, sản lượng gạo hàng hóa giao dịch lên đến hơn 3 triệu tấn. Hiện nay, mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu đang thực hiện thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương gần 2 triệu tấn lúa), nhưng dường như, không mang lại nhiều tín hiệu tích cực đến thị trường, giá vẫn trong xu thế giảm thêm.

Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo cũng bình luận “nông dân khó có thể hy vọng giá lúa gạo sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp tập trung mua tạm trữ”. Theo ông, việc doanh nghiệp tự đứng ra lo vốn thu mua với lãi suất 17-19%/năm mà không có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng “mua cầm chừng hòng chờ giá giảm thêm để thu lợi”.

Ngoài việc phải "gồng gánh" lãi suất cao thì một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp chưa mạnh tay mua lúa gạo, đó là thị trường đầu ra đang quá ảm đạm. Ngoài hơn 2 triệu tấn gạo bán theo hợp đồng tập trung sang Indonesia, Malaysia, Cuba, thì cho đến tận giữa tháng 3 này, hầu như doanh nghiệp không tìm kiếm thêm hợp đồng thương mại nào lớn. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu khẳng định, chân hàng cho tháng 4 tới đây chỉ còn ba bốn trăm ngàn tấn, còn tháng 5 trở đi thì hầu như chưa có. “Bất ổn chính trị ở các nước Châu Phi, Trung Đông khiến cho giao dịch gạo vào thị trường này hoàn toàn bị ách tắc”, vị này nói.

Các năm trước, riêng hai khu vực này, thường mua khoảng trên dưới 1 triệu tấn gạo của Việt Nam, nhưng năm nay, các nhà nhập khẩu vẫn chưa dám vào mua, hoặc chỉ đưa ra giá chào quá thấp. Ngoài ra, một thị trường khác là Philipines cũng đang trong tình trạng im ắng. Đến nay, quốc gia này vẫn chưa đưa ra kế hoạch nhập khẩu gạo. Chính vì vậy, trong lúc chưa có hợp đồng gối đầu, cộng thêm áp lực lãi suất tồn kho cao, càng khiến cho doanh nghiệp không dám mạnh tay mua vô.

Hiện nay, trước tình trạng đầu ra gặp khó khăn như vậy, nên mặc dù giá sàn VFA hướng dẫn xuất khẩu vẫn ở mức 500 USD/tấn gạo 5% tấm, nhưng thực tế, khách hàng chỉ trả có 425 USD và 395 USD loại gạo 25% tấm. Tuy nhiên, nhận định về tương lai thị trường, chuyên gia Nguyễn Đình Bích vẫn khẳng định, chắc chắn, một vài tháng tới giao dịch mua gạo sẽ sôi động trở lại. Bởi vì theo ông, lượng gạo tồn kho ở Châu Phi, Trung Đông hay Philipines còn ít nên họ không thể không mua.

“Tôi nghĩ rằng, lúc này bà con nông dân cần tiền trang trải công nợ thì hãy bán lúa, còn không thì nên trữ lại vì giá sẽ lên”, ông Bích đưa ra lời khuyên như vậy.

(Theo Hoàng Bảy/sgtt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hai mặt của thị trường xe máy
  • Lượng đậu tương nhập khẩu năm tới có thể tăng gấp 5 lần
  • Nhập siêu với Trung Quốc: “Còn đang bí!”
  • Nhập siêu có thể gia tăng
  • Thời cơ vàng cho xuất khẩu gạo
  • Vicofa dự báo sản lượng cà phê giảm 1,75 triệu bao
  • Xuất khẩu gạo 2011: Thách thức không nhỏ
  • Nhập siêu: Căn bệnh khó chữa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo