Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu có thể gia tăng

Tháng 1/2011, nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày tăng hơn 17%
Để duy trì được tốc độ xuất khẩu, tới đây các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu nhiều hơn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng nhập siêu có thể tăng.
 
Tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 900 triệu USD, tăng 10,6% so với tháng 1/2010. Mặt hàng giày dép xuất khẩu đạt kim ngạch 400 triệu USD, xấp xỉ con số của cùng kỳ 2010. Cũng trong tháng 1/2011, kim ngạch nhập khẩu bông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép là 775 triệu USD.

Tính cụ thể từng mặt hàng, thì kim ngạch nhập khẩu bông tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010, sợi dệt  tăng 49%, vải tăng 24%, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 17,6%.

Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tốc độ tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất mặt hàng dệt may, giày dép và  tốc độ tăng xuất khẩu của hai nhóm hàng này trong cùng một tháng là, do khi hàng hóa xuất khẩu trong tháng 1 thì nguyên liệu đã được nhập khẩu từ nhiều tháng trước đó. Còn việc nhập khẩu nguyên phụ liệu trong tháng 1 sẽ phục vụ đơn hàng của những tháng sau. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu của bông, vải, sợi (tăng từ 17,6% đến 50%) là mức rất cao so với cùng kỳ năm 2010. Điều này cho thấy, tình trạng tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu trong năm nay là khá lớn. Thực tế này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may và da giày trong năm nay với mức tương ứng 12% và 10,3%.

Nhắc lại điều này để thấy rằng, việc tăng nhập khẩu của nhiều loại nguyên vật liệu trong năm nay là khó tránh khỏi. Chẳng hạn, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2011 đã có nhiều mặt hàng có tốc độ nhập khẩu tăng hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài những mặt hàng kể trên, còn có khá nhiều mặt hàng khác cũng có  mức nhập khẩu tăng đáng kể. Chẳng hạn, chất dẻo tăng 16,4%, cao su tăng 35,7%, giấy các loại tăng 61,3%, sắt thép tăng 27,7%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 26%...

TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nhận xét, những con số nhập khẩu của tháng đầu năm thường chưa nói lên nhiều điều về nhập khẩu của cả năm. “Trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, sản xuất hàng hóa phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, khi đặt mục tiêu tăng xuất khẩu thì việc tăng nhập khẩu là đương nhiên. Điều này lý giải tại sao tình trạng nhập siêu hiện nay là khó tránh khỏi”, ông Nam nói.

Tuy nhiên, điều làm chuyên gia kinh tế này lo ngại là, hiện chúng ta chưa thực sự tìm được mặt hàng tạo ra giá trị gia tăng cao mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Do đó, khi bàn tới tăng trưởng xuất khẩu, bài toán nhập siêu lớn luôn được đặt ra.

Cũng theo ông Nam, trong khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất là hết sức cần thiết, thì việc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ cũng cần đặt ở tầm quan trọng tương tự.

Vài năm trở lại đây, Bộ Công thương đã chia hàng hóa nhập khẩu thành các nhóm như nhóm cần thiết nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hạn chế nhập khẩu. “Mục tiêu của năm 2011 là nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm tỷ trọng 81,7%, tăng 11,6% so với năm 2010. Nhóm cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hạn chế nhập khẩu chiếm tỷ trọng còn lại”, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết.

Mục tiêu hạn chế nhập khẩu sẽ được nhắm vào các mặt hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ… Trong các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng, giảm nhập siêu, việc không ưu tiên bán và cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp nhập khẩu đã được áp dụng. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu ô tô trong tháng 1/2011 vẫn tăng tới 95,3% so với tháng 1/2010 là rất đáng chú ý. Hay như câu chuyện nhập điện thoại cao cấp gây ồn ào năm ngoái cũng sẽ chưa chấm dứt, bởi người tiêu dùng trong nước vẫn có xu hướng chuộng mặt hàng này…

Thực tế trên cho thấy, việc cảnh giác với nhập siêu tăng lên trong năm đặt ra ngay ở thời điểm này cũng không phải là sớm do tính phức tạp của vấn đề. Nếu như mục tiêu mà Bộ Công thương đề ra cho năm 2011 là kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 92,98 tỷ USD, thì mức nhập siêu cả năm nay sẽ trên 14 tỷ USD. Con số tháng 1/2011 Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD (bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu là chấp nhận được), nhưng không thể sớm hài lòng, bởi quy luật tăng nhập khẩu vào cuối năm đã xảy ra trong những năm gần đây.

(Theo Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thời cơ vàng cho xuất khẩu gạo
  • Vicofa dự báo sản lượng cà phê giảm 1,75 triệu bao
  • Xuất khẩu gạo 2011: Thách thức không nhỏ
  • Nhập siêu: Căn bệnh khó chữa?
  • Xuất khẩu gạo năm 2011: Linh hoạt trong điều kiện cạnh tranh
  • Kịch bản xuất - nhập khẩu năm 2011
  • Việt Nam nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng từ năm 2012
  • Xuất khẩu gỗ: Cần tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo