Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá sữa ở Việt Nam liên tục tăng: Nghịch lý không thể chấp nhận

Ngày 17-7-2009, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý vấn đề giá sữa. Theo công văn, các bộ: Công thương, Tài chính và Y tế phải báo cáo tình hình giá sữa lên Thủ tướng trước ngày 30-7. Hy vọng mọi chuyện sẽ được làm sáng tỏ, những nghịch lý về nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sữa sẽ được xóa bỏ. Người tiêu dùng, đặc biệt là người có thu nhập thấp không phải mua sữa ngoại với giá trên trời.

 

Giá sữa ở Việt Nam cao nhất khu vực

Giá sữa nguyên liệu trên thế giới đã giảm từ 5.700 USD/tấn hồi đầu năm  xuống  mức 1.800 - 2.200 USD/tấn vào thời điểm hiện tại nhưng giá sữa tại thị trường Việt Nam không những không giảm mà vẫn có xu hướng tăng. Từ mấy năm nay, có hơn 200 nhà nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam nhưng lạ thay, người tiêu dùng lại không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh (giống như cước điện thoại di động) mà ngược lại, họ vẫn phải mua sữa với giá năm sau cao hơn năm trước.

 

Những năm gần đây, các sản phẩm sữa bột, sữa nước, sữa chua... dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi bán đắt như tôm tươi. Chạy đến mức mà chỉ trong có mấy năm đã có hàng chục hãng sữa lớn của nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong nước cũng có tới 2.015 doanh nghiệp chế biến sữa lớn, nhỏ ra đời mà vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, chiếm tới ngót 80% thị phần lại là các hãng sữa nước ngoài với các tên tuổi như: Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, Dutch Lady... Doanh nghiệp trong nước lớn nhất là Vinamilk cũng chỉ chiếm khoảng 10% thị phần sữa bột dành cho trẻ em. Tại Hội thảo "Giá sữa và vấn đề khảo sát" do Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức mới đây tại Hà Nội, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên thị trường đã có nhiều đợt tăng giá từ tháng 1 đến tháng 7-2008. Cụ thể, Công ty TNHH Dược phẩm 3A phân phối sữa bột của Hãng Abbott tăng 3 đợt, mỗi đợt bình quân khoảng từ 4% đến 7,8%. Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Việt Nam phân phối sữa bột của Hãng Dumex có 31 sản phẩm, tăng từ 3% đến 21%, còn Dutch Lady Việt Nam tăng 6-10% cho nhóm hàng sữa bột Cô gái Hà Lan, sữa Anpha tăng 9-10%. Tình trạng trên chỉ tạm ngưng khi thế giới bắt đầu xảy ra khủng hoảng, nhưng sang đầu năm 2009, các hãng lại tiếp tục tăng giá. Cũng theo đại diện Cục Quản lý giá, trong 6 tháng đầu năm 2009, Công ty TNHH Dược phẩm 3A đã điều chỉnh giá sản phẩm tăng từ 3.500 - 24.500 đồng/hộp và hãng  NamYang với thương hiệu XO tăng 10% đối với một số sản phẩm. Hiện giá sữa bột nguyên hộp nhập vào Việt Nam so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a nhìn chung cao hơn từ 20% đến 60%, có trường hợp cao hơn từ 100% đến 150%. Nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm thì 3 quốc gia kia cao hơn Việt Nam từ 3 đến 5 lần.

 

Biến người tiêu dùng thành "con tin"

Việc quảng cáo với chi phí lớn trên các phương tiện đại chúng, mở các chiến dịch tiếp thị, mời các chuyên gia dinh dưỡng ở nước ngoài đến nói chuyện với các đại lý, chia sẻ hoa hồng trực tiếp đến các bác sĩ, y tá tại các bệnh viện... là những chiêu thức lợi hại của các nhà nhập khẩu, phân phối sữa. Đáng chú ý là trong những chiêu thức đó, có những hành vi bị cấm ở nước ngoài nhưng vẫn được áp dụng ở Việt Nam. Ngay trong quảng cáo, họ cũng vống lên tác dụng với những cụm từ "mau lớn, thông minh", "phát triển trí não", "trở thành thần đồng"... Dù cách làm của các hãng có khác nhau nhưng cái đích không nói ra mà họ muốn nhắm đến "nếu không mua sữa, bạn sẽ có lỗi với đứa con yêu của bạn". Không những thế, các chiêu thức này cũng tác động tới tâm lý ngấm ngầm ganh đua giữa các bà mẹ, muốn con mình hơn con người khác thì phải cho con uống nhiều sữa. Kết quả là họ đã thành công bởi sữa nội (cũng nhập khẩu từ nước ngoài) có thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa ngoại cùng loại, giá bán lại rẻ hơn từ 1,6 đến 2 lần nhưng nhiều người vẫn đi tìm mua sữa ngoại. Kết quả phân tích mới đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy, một số mẫu sữa do trong nước sản xuất có chất lượng rất tốt và hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn một số mẫu sữa ngoại. Song để thuyết phục người tiêu dùng cần phải có thời gian vì hiện tại, các hãng đã làm được việc, biến người uống sữa trong nhiều gia đình thành con tin. Các chi phí cho quảng cáo, tiếp thị được họ đẩy vào chênh lệch giá làm giá sữa cao như hiện nay. Song khi đã thành "con tin" thì dù giá có cao đến bất hợp lý nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền để mua các nhãn hàng mà họ tin là tốt nhất. Đây cũng là hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Theo đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, tâm lý và văn hóa mua hàng ngoại gắn với chất lượng cao đang là rào cản lớn đối với việc kinh doanh sữa bột trẻ em sản xuất trong nước. Tâm lý này lớn đến mức, người tiêu dùng không cần nhớ tên sữa là gì mà chỉ nhớ tên quốc gia có loại sữa đó. Về việc sữa ngoại "lộng hành" trên thị trường, một phần do tâm lý thích dùng sữa ngoại, phần khác các doanh nghiệp trong nước không biết nắm bắt cơ hội để phát triển hoặc liên kết để thành doanh nghiệp lớn. Ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiến nghị tại Hội thảo "Giá sữa và vấn đề khảo sát" là cần điều tra việc quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh và có độc quyền liên kết làm giá hay không của các doanh nghiệp nước ngoài. Ông Dũng cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan cho điều tra xem có việc "đáo giá" trong nhập khẩu sữa bột cho trẻ em không.

 

Các hãng ngầm bắt tay thao túng thị trường?

 

Ở một góc độ nào đó, việc giá sữa trong nước không đi theo xu hướng chung của giá thế giới có thể do đặc tính của sản phẩm sữa, nhất là sữa cho trẻ em, rất khó thay thế nếu đã dùng quen trước đó. Hương vị và chất liệu sữa tạo nên đặc điểm riêng cho từng sản phẩm và tạo nên thói quen sử dụng cho người tiêu dùng. Ở một góc độ khác, đa số các sản phẩm sữa thành phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều thiết lập và duy trì nền giá cao. Do vậy rất khó để người tiêu dùng tìm được sản phẩm thay thế có mức giá cạnh tranh. Bà Vũ Thị Bạch Nga -Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục Cạnh tranh) khẳng định, các nhà nhập khẩu và phân phối lấy lý do tỉ giá giữa USD với đồng Việt Nam tăng cao là hoàn toàn không hợp lý vì với mức tăng 6-8% cũng không thể đẩy giá bán lẻ tăng cao như vậy. Sữa nguyên liệu cũng ví như dầu thô, giá mặt hàng này trên thế giới giảm thì giá xăng, dầu  cũng giảm. Tuy nhiên, mặt hàng sữa lại không theo quy luật này. Vẫn biết trong cơ chế thị trường, giá cả do thị trường quyết định, nhưng trong giá sữa ở Việt Nam, có điều gì đó không ổn. Phải chăng chúng ta còn thiếu các văn bản cho công tác quản lý hay nhiều điều khoản trong văn bản không phù hợp với thực tế cuộc sống đã tạo kẽ hở cho các hãng bắt tay ngầm với nhau thao túng thị trường? Có ý kiến cho rằng, nhiều chiêu quảng cáo bị cấm ở nước ngoài nhưng lại được các doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng tại Việt Nam vì các văn bản pháp quy còn thiếu...

 

Theo ông Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, hội đã nhận được văn bản của Bộ Tài chính cho biết dự kiến tăng thuế nhập khẩu một số sản phẩm sữa. Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng đến thị trường sữa vì giá nguyên liệu thế giới đã giảm. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng chưa nên tăng thuế vì các hãng sản xuất, kinh doanh sẽ dựa vào đây để tăng giá sữa. Hiện cần tập trung vào kiểm soát giá sữa, bảo đảm mặt hàng này không bị bán giá cao bất hợp lý. Về chất lượng sữa, ông Thắng đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần tăng cường công tác hậu kiểm với mặt hàng này, công bố các sản phẩm không đạt chất lượng, kiểm tra các chất có trong sữa mà các hãng quảng cáo...

 

(Theo Nguyễn Ngọc Tiến // Hanoimoi Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Các nhà xuất khẩu Trung Quốc “ hốt bạc” trên thị trường nội địa
  • 5 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
  • Giá sữa bột nhập khẩu bị “phù phép”: Khách hàng thiệt đủ đường
  • Thái Lan muốn tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc
  • Xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ cạnh tranh khốc liệt
  • Thái Lan – Trung Quốc đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 50 tỷ USD năm 2010
  • Xuất khẩu sang Trung Quốc không thể theo lối mòn
  • Giá đường thế giới tiếp tục tăng lên mức cao nhất 3 năm qua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo