Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá tiếp tục tăng cao!

Chỉ trong vòng 1 tháng trở về đây, giá USD đã tăng 3,5% và tin đồn tỷ giá tiếp tục tăng đang lan rộng trên thị trường khiến giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng, hàng nhập khẩu tăng mạnh... Cộng thêm áp lực tăng giá cuối năm, người tiêu dùng lại đối mặt với nỗi lo giá cả tăng vùn vụt.

Thép, xi măng, gas đều tăng

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty thép Việt, cho biết giá thép phế liệu hiện không biến động nhiều nhưng có thể trong vài ngày tới, công ty sẽ phải tăng giá thép cây khoảng 200.000 đồng/tấn bởi giá USD đã tăng rất mạnh trong những ngày qua. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện từng bước để tránh gây sốc cho thị trường. Hiện tại, mỗi tháng, Thép Việt phải nhập khẩu thép phế liệu để luyện phôi với trị giá từ 30 - 50 triệu USD. Với giá USD tạm tính 20.200 đồng/USD vào ngày 21.10, mỗi tháng Thép Việt phải trả thêm từ 21 - 35 tỉ đồng. Nhưng đây vẫn chưa phải trạm dừng chân cuối cùng của giá thép từ nay đến cuối năm bởi theo ông Thái dự báo, khả năng còn có thêm những đợt điều chỉnh giá bán nữa.

Giám đốc một công ty xi măng tại TP.HCM cũng cho biết dự kiến sẽ phải tăng giá bán ra khoảng 30.000 đồng/tấn. Ngoài ra công ty phải cắt giảm mức chiết khấu của các nhà phân phối. Tương tự, các doanh nghiệp (DN) ngành gas cũng đang đứng trước bài toán giá bán. Theo ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng Kinh doanh Công ty Saigon Petro, tính đến thời điểm hiện tại giá gas thế giới đã tăng thêm 40 USD/tấn so với giá gas nhập vào đầu tháng 10. Và như vậy giá bán gas trong nước phải tăng thêm tối thiểu 10.000 đồng/bình 12 kg. Bên cạnh đó, nếu như trong vài ngày tới DN vẫn phải mua USD với giá cao thì khả năng gas bán ra trong tháng 11 buộc phải tăng giá.

Đau đầu với bài toán giá

Không tăng không được nhưng tăng giá thì ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ. Đó là lý do các DN nhập khẩu đều than khổ. Trên thực tế, nhu cầu tích lũy nguyên liệu để sản xuất, tích lũy hàng hóa chuẩn bị cho mùa cao điểm cuối năm càng đến gần thì nhiều loại chi phí đầu vào càng  có xu hướng tăng khiến áp lực tăng giá ngày càng cao. Ông Phạm Trung, Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cho biết,  90% nguyên liệu đầu vào của công ty là nhập khẩu và trả bằng USD. Chỉ tính riêng chênh lệch tỷ giá từ tháng 10.2009 - 9.2010 công ty này đã mất gần 200 tỉ đồng. Mặc dù vậy, trong điều kiện hiện nay không dễ gì tăng giá bán. Ví dụ, vừa qua khi USD tăng 3%, Hoa Sen đã thử tăng giá bán 1% và dự kiến tăng tiếp 1% vào tháng tiếp theo nhưng sản lượng bán ra giảm sút nên công ty đành từ bỏ kế hoạch tăng giá. Ngoài ra theo ông Trung, việc nhập khẩu máy móc cũng khiến nhiều người khốn đốn. Các loại máy móc, DN phải mất 2 - 3 năm lắp ráp mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong khoảng thời gian chưa vận hành đó, DN cũng phải trả chênh lệch tỷ giá tiền USD bởi đó là vốn vay ngân hàng. "DN đang cực kỳ khó khăn trong lúc này, tăng giá bán thì sợ "rớt" sản lượng, còn không tăng thì lỗ nặng", ông Trung phát biểu. Tương tự, một số siêu thị tại TP.HCM cho biết chưa thấy các nhà phân phối thông báo tăng giá bán. Tuy nhiên có thể từ nay đến cuối năm, một số sản phẩm nhập khẩu khó tránh khỏi việc tăng giá do áp lực về tỷ giá ngoại tệ cũng như các chi phí vận chuyển, nhân công,… đều có xu hướng nhích lên.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, cuối năm là thời điểm nhiều khoản tín dụng bằng ngoại tệ phải tất toán, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ cũng tăng lên…, cộng với tỷ giá tăng, sẽ gây áp lực lớn đến cung cầu. Với mức tăng chóng mặt của tỷ giá USD như hiện nay chắc chắn sẽ gây áp lực lớn lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm. "Giá giao dịch thị trường tự do sẽ ảnh hưởng đến giá giao dịch chung của hệ thống ngân hàng. Theo tôi, giá các mặt hàng nhập khẩu sắp tới đây sẽ tăng mạnh", ông Doanh bình luận. Quan điểm của ông Doanh là, để tránh diễn biến phức tạp của CPI những tháng cuối năm, điều trước tiên phải cân đối cung cầu.

Trong một khảo sát do Ngân hàng HSBC công bố ngày 20.10, 78% (so với 52% nửa đầu 2010) DN xuất nhập khẩu VN cho rằng biến động tỷ giá sẽ mang đến nhiều khó khăn nhất cho tăng trưởng xuất nhập khẩu. 66% (so với 53% nửa đầu 2010) DN nói tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của họ trong 6 tháng tới; chỉ 9% nhận định tích cực. Về rào cản chủ yếu tới công tác xuất nhập khẩu, khảo sát cũng khẳng định biến động tỷ giá gây nhiều khó khăn nhất (71% so với 48% nửa đầu 2010).

(Thanh niên)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo