Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nhập thế giới: Logistic VN được và mất

Một góc Tân Cảng Cái Mép - Vũng Tàu (ảnh Phó Bá Cường)
Từ khi nước ta gia nhập nền kinh tế toàn cầu vào năm 2007, cái được rất lớn của ngành logistics VN là sự phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Nếu năm 2007 số DNNVV làm dịch vụ logistics ước tính từ 600-700 DN thì đến 2012 đã có hơn 1.000 DN đang hoạt động ngành dịch vụ logistics.

Được từ thực tiễn kinh doanh

Mặc dù nền kinh tế thế giới từ năm 2008  rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhưng các DN dịch vụ logistics VN đã có nhiều kinh nghiệm vượt qua các thách thức, trụ vững nhờ đa dạng dịch vụ, tổ chức bộ máy gọn nhẹ và phong cách phục vụ tận tình làm “lợi thế” kinh doanh. Một số ít đã có những đầu tư về nghiệp vụ, công nghệ theo hướng dịch vụ logistics 3PL (integrated logistics)  hoặc hợp tác, “đấu thầu” lại các công đoạn dịch vụ với DN logistics 3PL, 4PL nước ngoài. Trong khi đó các DN có vốn nước ngoài do ưu thế về nhiều mặt, đã dần xác lập vai trò “dẫn dắt” trên thị trường dịch vụ logistics tại VN. Nhưng cũng chính vì thế các DN VN đã có  “đối tác”, “người tiên phong” để học tập trong điều kiện ngành dịch vụ logistics VN chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Thế giới, sau thảm hoạ 11/9/2001 ở Mỹ, các chuỗi cung ứng và logistics trên thế giới đã  “đổi màu” ! (nhiều rủi ro, mau thay đổi, thiếu an toàn, chú trọng vấn đề môi trường). Sau hội nhập kinh tế thế giới đến nay, thái độ  ứng xử và kinh doanh các chủ hàng VN cũng đang có sự  thay đổi  theo hướng ”nhìn xa trông rộng”, tỉnh táo và linh hoạt  hơn để đối phó với nhiều thay đổi, rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình. Điều đó có nghĩa là những người  sử dụng dịch vụ logistics VN đã có tầm nhìn  về chuỗi cung ứng (think supply chain) từ đó quan tâm hơn trong việc thuê ngoài (outsourcing) các dịch vụ logistics. Qua đó, nguồn nhân lực cho ngành logistics VN cũng được đào tạo từ thực tiễn kinh doanh.

Quan trọng hơn, về cơ sở hạ tầng logistics, Nhà nước đã đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, trong đó có các cảng nước sâu, tiếp nhận trực tiếp tàu mẹ tải trọng lớn, đưa hàng hóa từ VN đi thẳng qua các nước Châu Âu, Bắc Mỹ. Song song đó, hệ thống giao thông được nâng cấp mở rộng, kết nối các cảng với các khu công nghiệp và đô thị, phát triển đường cao tốc,  các cảng cạn (ICD), hệ thống kho hiện đại, trung tâm phân phối và các trung tâm bán lẻ... Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, kịp hình thành các thể chế tạo thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh của người làm dịch vụ logistics, tạo các kết nối hội nhập logistics khu vực và quốc tế cũng như áp dụng công nghệ thông tin, đưa quản trị logistics và chuỗi cung ứng từng bước vào với cộng đồng doanh nhân DN.

Các yếu tố trên đã thúc đẩy ngành logistics VN phát triển. Logistics trở thành  lĩnh vực có chức năng liên kết các quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chọn dịch vụ này là một trong 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập khu vực nhằm xây dựng một thị trường chung vào năm 2015.

Và khó khăn

Có quá nhiều các DN kinh doanh dịch vụ logistics nhưng vốn ít, thiếu kinh nghiệm điều hành quản lý và trình độ ngoại ngữ...

Tuy có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng ngành logistics VN vẫn còn nhiều tồn tại. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng dịch vụ không đồng nhất với sự phát triển về chất lượng. Có quá nhiều các DN kinh doanh dịch vụ logistics nhưng vốn ít, thiếu kinh nghiệm điều hành quản lý và trình độ ngoại ngữ… làm cho các DN logistics VN luôn bị yếu thế so với các DN nước ngoài. Trình trạng mua CIF, bán FOB đã phản ánh rất xác thực vấn đề này. Chưa kể, để có “khách hàng” các DN dịch vụ logistics Việt Nam còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm giảm chất lượng dịch vụ, mất niềm tin của DN sử dụng dịch vụ và làm xấu hình ảnh ngành logistics VN.

Nguồn nhân lực tuy có được đào tạo, tích lũy kiến thức từ thực tế, nhưng tính chuyên nghiệp và trình độ nhân lực cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics toàn cầu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, với nền kinh tế. VN đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cho ngành logistics. Vì vậy rất cần một chương trình quốc gia về đào tạo nhân lực ngành logistics cho thời kỳ tới.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa có sự tập trung, chưa hình thành được các trung tâm logistics, cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ ngành logistics chưa được đầu tư đồng bộ giữa các loại hình giao thông, như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không… đã làm cho chi phí  logistics nước ta chiếm tới 25%/GDP, cao hơn rất nhiều so các nước trong khu vực. Điều đó làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN.

Các thể chế chính sách của nhà nước đối với ngành logistics cần phải thống nhất quy về một mối quản lý. Hiện ngành logistics nước ta chưa có một cơ quan chủ quản. Để kinh doanh trong lĩnh vực này, các DN kinh doanh lĩnh vực này, phải liên hệ với rất nhiều Bộ, ngành khác nhau… làm cho thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp…

Nền kinh tế hội nhập đã mang lại cho nền kinh tế nước ta nói chung và ngành logistics nói riêng cái được vẫn nhiều hơn cái mất. Để ngành thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như để các DN logistics VN phát triển mạnh, đủ sức hợp tác với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, nước ta rất cần khắc phục những điều còn tồn tại.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 5 năm VN gia nhập nền kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20-25%/năm và kết quả ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng từ 20% đến 25%/năm. Sản lượng hàng hóa qua cảng biển VN đã tăng từ 181 triệu tấn vào năm 2007 lên 286 triệu tấn vào năm 2011. Lượng container cũng tăng trong giai đoạn này khoảng 1,59 lần. Hiện tại đã có trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng không có tên tuổi quốc tế đang khai thác các tuyến vận tải kết nối VN với toàn cầu. Hầu hết các tập đoàn, DN logistics lớn trên thế giới đã đến đầu tư, hợp tác liên doanh với VN để tiến hành xây dựng các hạ tầng cơ sở logistics với đạt chuẩn mực quốc tế.

 

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập khẩu đường: Không nên cấp hạn ngạch cho từng DN
  • Hạ giá dìm nhau: Doanh nghiệp coi nhẹ làm thương hiệu
  • Thiếu xăng thật sự hay “ông lớn” găm hàng?
  • Hàng Thái ngày càng tiến sâu vào nội địa
  • Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
  • Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận "chảy" về đâu?
  • Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc
  • Nhập siêu giảm, đừng vội mừng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo