Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ít có tác động từ việc nhân dân tệ tăng giá

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch ở cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn-Ảnh: Hồng Văn

Theo các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc, nhân dân tệ tăng giá về lý thuyết sẽ tác động nhất định đến công việc kinh doanh của họ, nhưng thực tế hiện nay, trong ngắn hạn, cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều chưa thấy ảnh hưởng từ việc này.

Nhập khẩu chờ đợi thị trường

Theo các doanh nghiệp nhập khẩu hàng điện tử, tiêu dùng qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc, dù thanh toán bằng nhân dân tệ hay đô la Mỹ họ đều phải trả thêm tiền dưới tác động của việc điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ. Tuy nhiên, do hàng tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm hoặc ngừng lấy hàng.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên nhập các mặt hàng màn hình ti-vi DVD lắp trong xe hơi, máy nghe nhạc MP3… từ Trung Quốc cho hay, từ vài ngày qua, giá của mỗi đơn hàng đã bị đội thêm khoảng 3 - 4% so với trước khi tỷ giá nhân dân tệ được điều chỉnh. Theo chủ doanh nghiệp, dù giá hàng vẫn được đối tác giữ nguyên nhưng số tiền đồng Việt Nam dùng để mua nhân dân tệ đã phải tăng thêm do tỷ giá giữa hai đồng tiền này cũng đã thay đổi. Hiện trên thị trường tự do, 1 nhân dân tệ ăn 2.880 đồng Việt Nam (tăng 11 đồng so với trước đó).

Theo ông Bảo, một tiểu thương bán sỉ mặt hàng túi xách tại chợ Bình Tây (quận 6, TPHCM), giá mỗi sản phẩm nhập về cũng đã nhích lên khoảng 3%, tương ứng với mức tăng của nhân dân tệ so với tiền đồng Việt Nam.

Trong khi đó, các doanh nghiệp giao dịch bằng đô la Mỹ cũng được các đối tác báo tăng giá thêm do đô la giảm giá so với nhân dân tệ.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp nhập khẩu, do tốc độ tiêu thụ hàng trong thời gian qua khá chậm nên việc nhập hàng trong thời gian trước mắt sẽ giảm về số lượng hoặc tạm ngưng chờ giải phóng hàng tồn. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ thông tin và truyền thông Zero nói: “Hiện giờ, nhu cầu nhập hàng gần như không có”. Theo lý giải của ông Tùng, hiện trong kho vẫn còn tồn khá nhiều hàng nhập từ trước do thời gian qua, tình hình buôn bán không khả quan. Dự đoán mùa mua sắm mới phải thêm 2 tháng nữa mới bắt đầu, khi học sinh, sinh viên vào năm học mới. “Vì vậy, việc nhập hàng sẽ tạm ngưng, chờ nhu cầu từ thị trường”, ông Tùng kết luận.

Ông Bảo bán hàng túi xách ở chợ Bình Tây nói trên cũng thừa nhận, sức mua trên thị trường đang yếu nên việc nhập hàng sẽ chậm lại và giảm về số lượng.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cho hay, về lâu về dài, việc tăng giá nhân dân tệ sẽ tác động nhiều đến giá hàng hóa.

Xuất khẩu không kỳ vọng nhiều

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, chủ doanh nghiệp Chánh Thu ở tỉnh Bến Tre chuyên xuất khẩu trái cây bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, cho biết do đơn hàng đi khá đều nên bà nắm được tỷ giá đã có điều chỉnh tăng nhẹ, dao động từ 2.700 - 2.800 đồng ăn một nhân dân tệ từ cách đây nửa tháng. Đơn hàng thanh toán qua ngân hàng trong ngày 29-6 của bà Thu có giá 2.850 đồng/nhân dân tệ.

Bà Thu cho biết, đang có tình trạng thương lái tại cửa khẩu khi thanh toán cố tình kìm giữ giá, gây thiệt hại cho người bán qua trung gian, nên nhiều doanh nghiệp bán hàng tiểu ngạch đang tìm đến giải pháp tin cậy hơn như là thanh toán qua ngân hàng.

Một số doanh nghiệp gia công da giày xuất khẩu ở tỉnh Bình Dương cho biết do bản chất đơn hàng là gia công, sử dụng nguyên phụ liệu do khách hàng chỉ định nên giá nhân dân tệ tăng không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Ông Đặng Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM, cho biết thể phải 1 tháng sau, việc nhân dân tệ tăng giá mới có thể tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, chủ yếu theo diễn biến có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mức độ tăng giá vừa qua theo ông Hùng là không đáng kể, đơn cử một lô hàng thủ công mỹ nghệ có giá khoảng 1.200 đô la Mỹ, tính mức tăng 0,5% của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ trong ngày 29-6, doanh nghiệp có thêm vài đô la Mỹ.

"Rất ít kỳ vọng vào thay đổi tỷ giá, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ hưởng lợi từ yếu tố tâm lý, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ có cảm giác mua hàng rẻ hơn", ông nói.

Ông Hùng cũng cho biết, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang tiếp tục tăng nhưng cho rằng các doanh nghiệp mua nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.

(Theo Minh Tâm - Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo