Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam nên gia nhập thị trường xuất khẩu chất lượng cao

Xuất khẩu Việt Nam sẽ bứt phá vào năm 2010, tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu cần dịch chuyển nhanh hơn nữa trên thang chuỗi giá trị để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Đó là ý kiến của Đại sứ, Trưởng đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam Sean Doyle tại buổi giới thiệu "Báo cáo của các tham tán thương mại EU 2010" (còn gọi là Sách xanh) ngày 7.7 tại Hà Nội.

Bứt phá

Ông Doyle khẳng định, EU vẫn duy trì ở vị trí thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của VN, sau Mỹ. Tuy giá trị xuất khẩu chung của VN sang EU giảm 14%, nhưng ông Doyle cho rằng mức độ không đáng lo ngại bởi nó tương đương với các mức giảm sút xuất khẩu của các nước khác do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Năm 2009, mặt hàng da giày VN xuất khẩu sang EU đạt 1,9 tỉ USD và thủy sản là 1,1 tỉ USD.

Việc mặt hàng giày da VN xuất khẩu sang EU giảm 6% không phải do tác động của lệnh chống phá giá. Tại EU, lệnh chống phá giá hiện chỉ áp dụng ở một số rất nhỏ các mã hàng giày da của VN, trong đó có giày da nữ. Đối với mặt hàng xe đạp, tuy chưa có câu trả lời chính thức về vấn đề này, song hiện EU chưa nhận được bất kỳ đơn phàn nàn về xe đạp VN. Dự kiến, kết luận về việc xe đạp VN có bán phá giá hay không sẽ được đưa ra vào giữa tháng 7.2010.

Ông Doyle lạc quan rằng tình hình xuất khẩu khó khăn nhất của VN đã qua rồi. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của VN sang EU không thể thấp hơn được nữa bởi EU đang có những biện pháp phục hồi và quản lý kinh tế hữu hiệu hơn.

Bên cạnh đó, VN có hình thức quản lý và thúc đẩy kinh tế tốt trong năm 2009 và các năm tới. Theo số liệu ước lượng mà VN đưa ra, tăng trưởng xuất khẩu vào năm 2010 sẽ tăng 10%. Riêng mặt hàng điện tử tăng trưởng 40% vào quý I/2010. Đây thực sự là con số rất lớn và là ví dụ tốt về sự tăng trưởng xuất khẩu của VN. Khoảng cách địa lý giữa VN với các nước cũng được ghi nhận giảm đáng kể. Hiện hàng VN có mặt ở các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ...

Cần thay đổi

Ông Doyle cho rằng, xuất khẩu VN còn có thể tăng trưởng một cách mạnh mẽ hơn nữa nếu VN gia nhập các chuỗi sản xuất cao. Đơn cử, VN không nên xuất khẩu những hạt càphê thô mà nên sấy và đóng gói trước khi xuất khẩu. Việc làm này sẽ giúp xuất khẩu VN có lợi nhuận cao hơn và tạo thêm việc làm cho nhân công.

Phương pháp này cũng nên áp dụng với các mặt hàng thủy sản, thủ công mỹ nghệ... Việc dịch chuyển nhanh hơn trên thang chuỗi giá trị là cơ hội duy nhất và đơn chiếc cho các DN vừa và nhỏ VN nếu muốn phát triển mạnh mẽ.

Theo ông Doyle, việc VN nhập khẩu mạnh vật liệu thô không phải hiện tượng đáng lo ngại. Rõ ràng, VN khi xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ thì nảy sinh nhu cầu tăng cường nhập khẩu để có thiết bị vật tư thô để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, việc nhập khẩu cũng xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của VN. Gần đây, VN đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các nhà máy điện, cảng hàng không, cảng biển - vốn đòi hỏi một mức đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, về lâu dài, sự đầu tư này sẽ mang lại nhiều ích lợi cho VN.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo