Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kho vận - Cầu nối cho hội nhập

Việc xây dựng hệ thống kho vận sẽ là cầu nối giúp nâng cao giá trị hàng nông sản trước khi thâm nhập vào thị trường các nước
Đã gần một tháng nay, hàng trăm xe tải chở dưa sang Trung Quốc bán bị ách tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Hàng nghìn tấn dưa hấu đã, đang và có nguy cơ bị thối. Nhiều thương lái đã phải bán tống bán tháo với giá trên 1.000 đồng/kg hi vọng vớt vát được chút vốn.
 
Theo thông tin từ cửa khẩu Tân Thanh thì mỗi ngày lực lượng hải quan cửa khẩu làm việc cật lực cũng chỉ có thể thông quan cho trên dưới 150 xe. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây lúc cao điểm lên tới 400 - 500 xe chở dưa/ngày. Vì vậy, có những xe khi đã lên đến đây rồi nhưng phải chờ mất 2 - 3 ngày mới đưa được hàng sang Trung Quốc. Qua được cửa khẩu rồi, sang Trung Quốc vẫn là cả một vấn đề. Thời điểm đầu vụ dưa được thương lái Trung Quốc mua với giá khá cao. Nhưng theo quy luật cung cầu, khi lượng dưa từ VN chuyển sang nhiều ngay lập tức các thương lái dìm giá một cách thảm hại. Dưa được mua tại ruộng giá đã khoảng 3.000 đồng/kg nhưng khi sang Trung Quốc chỉ được các chủ hàng trả hơn 1.000 đồng/kg.

Cảnh dưa dội chợ trong những năm gần đây dường như cứ đến hẹn lại lên, phần thiệt cuối cùng thuộc về các thương lái. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu do khi đem hàng lên đây, các chủ hàng chưa hề ký kết hợp đồng với các đối tác bên phía Trung Quốc. Phương thức làm theo phong trào,chụp giật vì vậy rủi ro là không tránh khỏi. Tuy nhiên cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thương lái. VN có khá nhiều chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị nông sản VN. Ai cũng biết Tân Thanh là một trong những cửa khẩu có lượng lưu chuyển hàng hoá nông sản lớn nhưng  lại chưa có những kho bảo quản hàng nông sản quy mô xứng tầm. Thử đặt câu hỏi nếu như chúng ta có được hệ thống kho bảo quản tốt thì liệu có xảy ra tình trạng dưa bị hỏng, bị tư thương Trung Quốc ép giá và liệu có phải chứng kiến cảnh từng đoàn xe xếp hàng dài.

Lấy một ví dụ: Việc công ty cà phê Tây Nguyên ứng tiền mua cà phê và xây kho cho người dân gửi cà phê khi giá cà phê thấp sau đó sẽ mua lại khi giá cà phê lên được coi là một trong những cách làm hỗ trợ rất hiệu quả đối với người trồng cà phê trong thời gian vừa qua. Người trồng cà phê thì có tiền trang trải chi phí sản xuất, có cơ hội bán cà phê với giá cao còn doanh nghiệp thì chủ động được nguồn hàng.

Hội nhập, ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý, trang bị kiến thức thì việc thiết lập hệ thống hạ tầng trong đó có hệ thống kho vận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây chính là cầu nối giúp nâng cao giá trị hàng nông sản.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Lúng túng tìm 'võ' chống nhập siêu
  • Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ: Sẽ không có kẻ thắng
  • Những nấc thang mới
  • TPP- đường dẫn để Mỹ thâm nhập thương mại châu Á
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Trăn trở trữ gạo
  • Đấu trí trên thị trường gạo thế giới
  • Xuất hàng sang Nhật: Áp dụng C/O linh hoạt để đảm bảo lợi ích tối đa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo