Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đấu trí trên thị trường gạo thế giới

Trong buổi họp báo ngày 25-2 tại TPHCM do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Thường trực VFA cho biết, 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu 704.000 tấn gạo (tháng 2 là 350.000 tấn gạo), với giá trị kim ngạch là 389 triệu USD (giá CIF - giao hàng tại cảng nước ngoài), giá bình quân 473 USD/tấn, nếu so 2 tháng cùng kỳ năm 2009 thì lượng xuất giảm 25,22% và giá trị giảm 7,35% (giá CIF), nhưng giá xuất bình quân tăng 73,8 USD/tấn.

Kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực Trà Vinh. Ảnh: Đ.C.P.

Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

* Theo VFA, lượng lúa hàng hóa vụ đông-xuân 2009 - 2010 quy ra gạo khoảng 3 triệu tấn cùng với lượng gạo tồn kho năm 2009 gối đầu 1,45 triệu tấn, như vậy cân đối 6 tháng đầu năm là 4,45 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Trong đó, quý 1 là 1,15 triệu tấn, quý 2 có thể xuất khẩu 2 triệu tấn. Dự kiến cả năm xuất khẩu 5,5 – 6 triệu tấn gạo. Vấn đề hiện nay là hợp đồng ký thêm trong quý 2 khoảng 650.000 tấn.

Cũng tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch VFA Phạm Văn Bảy cho biết, giá gạo 5% tấm của Thái Lan chỉ còn 515 USD/tấn, gạo 25% tấm là 485 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Pakistan cũng giảm xuống còn 440 USD/tấn, gạo 25% là 350 USD tấn. Giá gạo chào bán của VFA cũng ở mức 440 USD/tấn (gạo 5%). Như vậy là giá gạo trên thị trường thế giới giảm khá mạnh so với cuối năm 2009. Giá gạo thế giới giảm, cộng với tiến độ xuất khẩu chậm đã tác động thị trường lúa gạo trong nước, khi thương nhân mua vào hạn chế làm giảm khá mạnh giá lúa những ngày qua.

Trước tình hình này, VFA cam kết mua hết lúa hàng hóa vụ đông-xuân (khoảng 6 triệu tấn) và quyết định mua ngay 1 triệu tấn gạo (gần 2 triệu tấn lúa) từ ngày 25-2 đến tháng 4. Trong đó, riêng tháng 3 là 600.000 tấn gạo nhằm giảm bớt áp lực lúa hàng hóa trên thị trường khi lúa đông-xuân vào vụ thu hoạch. Khoảng 30 doanh nghiệp (DN) hàng đầu xuất khẩu gạo (có kho tàng, nhà máy xay, kim ngạch xuất khẩu cao, tài chính lành mạnh…) được VFA giao chỉ tiêu mua gạo tạm trữ (không tính lượng gạo mua để xuất khẩu).

Để tạo điều kiện cho những DN này tích cực mua gạo tạm trữ, VFA sẽ báo cáo để Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ cho DN sau này (lãi suất ưu đãi chẳng hạn). Trước mắt, VFA sẽ ưu tiên giải quyết việc xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung đã ký được phân chia trước đó của DN để giải phóng kho tàng, có tiền mặt. VFA cũng ưu tiên phân chia cho các DN này lượng gạo hợp đồng tập trung sẽ được đấu thầu trong thời gian tới với Philippines, Malaysia…

Theo VFA, giá lúa khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mua tại kho DN hiện nay là 4.300– 4.400 đồng/kg (giá tại ruộng thấp hơn). Nếu diễn biến bất lợi, giá tiếp tục giảm, các DN của VFA cũng sẽ mua với giá thấp nhất là 4.000 đồng/kg (theo tham khảo các địa phương, ước tính giá thành lúa vụ đông-xuân này ở ĐBSCL bình quân khoảng 2.200 đồng/kg). Ngày 2-3, VFA cùng với các bộ ngành và địa phương ĐBSCL họp về việc triển khai các giải pháp đồng bộ trong việc thu mua lúa hàng hóa trong dân tại tỉnh An Giang.

Ông Phạm Văn Bảy nhấn mạnh, dù chưa thể gọi là hoàn thiện, nhưng những giải pháp cấp bách này nếu DN thực hiện tích cực, bài bản sẽ giải tỏa áp lực giảm giá lúa trên thị trường. Nét mới năm nay là VFA chỉ đạo công ty lương thực các tỉnh mời những thương nhân (hàng sáo, nhà máy…) trong vùng lại trong một tổ chức với cam kết mua hết lúa để thương nhân không bị lỗ, có thể ứng vốn… Qua đó sẽ hạn chế vấn nạn ép giá bà con trồng lúa trong bối cảnh hiện nay.

Nhu cầu thế giới vẫn cao

Lợi dụng giá gạo thế giới giảm khá mạnh, mới đây, có nhà nhập khẩu đưa giá tham khảo để mua thấp đến mức vô lý nhằm gây hoang mang DN và làm rối thị trường trong nước. VFA trấn an hội viên và sẽ có giải pháp nếu công ty nước ngoài này tiếp tục chào giá bất hợp lý như vậy để bảo vệ quyền lợi cộng đồng DN trong nước, nhất là bà con trồng lúa.

Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: DƯƠNG MINH TUẤN

Dù thị trường thế giới đang giảm giá, nhưng VFA phân tích, nhu cầu mua gạo các nước thời gian tới khá lớn: Philippines sau khi đấu thầu mua gần 2 triệu tấn gạo cuối năm 2009 sẽ mua thêm 800.000 tấn gạo 25% tấm, dự kiến mở thầu cuối tháng 3 mua 600.000 tấn (số còn lại giao cho 9 công ty để mua theo hợp đồng thương mại. VFA cử 3 DN ở Tiền Giang, An Giang và Kiên Giang để đàm phán các công ty này, sau đó sẽ phân chia lại cho các thành viên khác như một dạng hợp đồng tập trung).

Với Malaysia, DN đã ký hợp đồng cung cấp 200.000 tấn gạo, Iraq đang mở thầu mua 250.000 tấn gạo (Vinafood 1 tham gia). Thị trường châu Phi bắt đầu có nhu cầu mua gạo (5% tấm) thông qua các công ty đa quốc gia với lượng khá lớn. Những nhà nhập khẩu này định chốt giá để mua, nhưng do thời gian qua khi tham khảo giá các DN Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn và biết vùng ĐBSCL đang thu hoạch lúa đông-xuân nên chần chừ chưa muốn ký.

Ngoài ra, với diễn biến thời tiết bất lợi hiện nay ảnh hưởng đến an ninh lương thực và tác động của chỉ số giá tiêu dùng nội địa, nên một số nước khác sẽ nhập khẩu gạo với số lượng lớn để cân đối cung cầu. Dự báo nhu cầu này sẽ xảy ra vào quý 2 và 3. Chỉ cần một trong những nước trên nhập khẩu gạo sẽ làm giá gạo thế giới biến động lớn. Thông tin này là khá chính xác, vì vậy, VFA nhận định, xác suất rủi ro ít hơn so với cơ hội giá cao đối với DN mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa.

Tình hình hiện nay khá giống thời điểm tháng 8 và 10-2009, khi Philippines mở thầu đã đẩy giá gạo trên thị trường lên cao. Do vậy, đây như là một cuộc đấu trí giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu trên thị trường vốn đầy biến động và nhạy cảm. Nếu điều chỉnh liên tục sẽ gây tâm lý nhà nhập khẩu chờ giá xuống trong khi giá xuất của Việt Nam đã thấp hơn nhiều so với Thái Lan và cả Pakistan.

Với phân tích này, VFA thống nhất cùng các DN chào giá ở mức 440 USD/tấn gạo 5% (giá FOB). Tuy nhiên, mức giá này sẽ được xử lý uyển chuyển, linh hoạt trong thời gian tới (tháng 3 và 4) nhằm tạo ra thế có lợi nhất cho bà con nông dân và DN để vừa giữ thị trường châu Phi, vừa đảm bảo giá cho việc chuẩn bị đấu thầu với Philippines. Nếu buông, giá xuất sẽ còn tiếp tục giảm, ảnh hưởng đến giá lúa trong nước, có thể dưới 3.000 đồng/kg.

(Theo Công Phiên // SGGP Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất hàng sang Nhật: Áp dụng C/O linh hoạt để đảm bảo lợi ích tối đa
  • Giá lúa giảm - vì sao?
  • Kiềm chế nhập siêu: Không thể "đèn ai nấy rạng"
  • Giá giảm, đường vẫn tồn kho
  • Chương trình Xúc tiến thương mại trong nước: Ngõ nhỏ cơ hội lớn
  • Sản lượng đường tăng sẽ ép giá giảm nữa
  • Quyết liệt kéo nhập siêu về mức 20%
  • Căng sức quản lý giá cả thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo