Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiềm chế lạm phát và nhập siêu : “Cuộc chiến” vào hồi gay cấn

Giá hàng hóa trên thế giới tăng ảnh hưởng tới khả năng kiềm chế lạm phát của VN

Tới thời điểm hiện tại, với những kết quả đáng khích lệ đã đạt được trên cả hai mặt trận kiềm chế lạm phát và nhập siêu, dường như các mục tiêu đề ra đã ở trong tầm tay. Tuy nhiên, từ thực tiễn những năm gần đây và những động thái mới của thị trường thế giới, để có thể thực hiện được các mục tiêu, cần đề cao cảnh giác và nỗ lực vượt bậc hơn nữa.

Như các số liệu thống kê cho tới thời điểm này cho thấy, cả kết quả kiềm chế lạm phát lẫn kết quả kiềm chế nhập siêu đã đạt được đều rất đáng mừng.

“Sự yểm trợ” của thị trường thế giới ?

Trong khi giá tiêu dùng quý I đã tăng bình quân 1,35%/tháng, thì trong năm tháng gần đây chỉ tăng xấp xỉ 0,2%/tháng. Điều này có nghĩa là, thị trường trong nước đã hạ nhiệt rất nhiều.

Bên cạnh đó, ở “mặt trận” kiềm chế nhập siêu, tình hình cũng sáng sủa không kém. Trong đó, điều đáng mừng nhất chính là XK đã tăng tốc ngoạn mục vượt quá xa mong đợi. Bởi lẽ, sau tám tháng, với ước tính 44,52 tỷ USD, XK đã tăng 19,7%. Với ước tính NK trong tám tháng 52,68 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu cho tới thời điểm này chỉ là 18,3%, tức là thấp so với mục tiêu cả năm kiềm chế ở ngưỡng 20%. Chính vì tình hình khả quan như vậy, các nhà quản lý đã mạnh tay dự báo rằng, nhập siêu cả năm cũng ở mức 13,6 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu cũng chỉ nhỉnh hơn ngưỡng 20% không đáng kể.

Hẳn nhiên, việc đạt được kết quả khả quan như vậy trước hết là nhờ những nỗ lực vượt bậc trong hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận trong những tháng gần đây, việc kiềm chế lạm phát và nhập siêu được đặt trong một bối cảnh thuận lợi do những tác động tích cực của thị trường thế giới mà chủ yếu là:

Thứ nhất, giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm trong ba tháng gần đây, còn và giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới cũng biến động theo xu thế giảm.

Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, tuy có tăng, có giảm trong những tháng đầu năm, nhưng sau khi đạt tới mức “đỉnh” 153,3 điểm phần trăm (ĐPT) vào tháng 4 năm nay (năm 2005 = 100), giá nguyên liệu thế giới đã giảm rất mạnh 7,12% trong tháng 5, tháng 6 tiếp tục giảm 1,7%, tháng 7 tuy có nhích lên, nhưng cũng chỉ gần ngang với mặt bằng giá trong tháng 5.

Rõ ràng, đối với một nền kinh tế có “rổ hàng hoá NK” bằng 3/4 “rổ GDP” và lớn vượt trội so với “rổ hàng hoá XK” như nước ta, đặc biệt là riêng “rổ hàng hoá nguyên liệu NK” đã bằng gần một nửa “rổ GDP” và lớn gấp bội so với “rổ hàng hoá nguyên liệu XK”, thì việc giá nguyên liệu thế giới hạ nhiệt như vậy chẳng những làm cho “rổ hàng hoá NK” đương nhiên “co lại” mạnh hơn nhiều so với “rổ hàng hoá XK”, cho nên tình hình nhập siêu bớt căng thẳng, mà còn gián tiếp làm hạ nhiệt giá thị trường trong nước.

Thứ hai, giá gạo thế giới giảm.

Trên bình diện toàn cầu, các số liệu thống kê của FAO cho thấy, ở thời điểm chạm đáy trong tháng 5 vừa qua, giá gạo thế giới đã giảm 20,32% so với đầu năm, còn liên tục ba tháng vừa qua tuy có nhích lên, nhưng vẫn còn giảm 14,3%. Trong bối cảnh giá cả thế giới tụt dốc như vậy, giá lương thực trong nước cũng liên tục tụt dốc trong suốt 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7), cho nên tính chung tám tháng đầu năm chỉ tăng 1,96%.

Rõ ràng, việc giá lương thực chỉ tăng thấp như vậy đã góp phần trực tiếp làm giảm mức tăng chung của giá tiêu dùng, bởi trên thực tế, mức tăng của giá hàng phi lương thực và dịch vụ tiêu dùng trong tám tháng đầu năm là 5,42%.

Không những vậy, việc giá lương thực liên tục giảm trong một khoảng thời gian dài như vậy chắc chắn còn có tác dụng “làm mát” giá của nhóm hàng thực phẩm hiện vẫn còn chiếm trên 1/4 “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của nước ta, tức là gián tiếp tác động tích cực đến các kết quả kiềm chế lạm phát trong tám tháng qua.

Thứ ba, giá thực phẩm thế giới hạ nhiệt trong những tháng qua.

Các số liệu thống kê của FAO cho thấy, giá lương thực, thực phẩm nói chung của thế giới đã liên tục giảm trong nửa đầu năm nay và tổng mức giảm cũng lên tới 6,5%. Rõ ràng, việc giá lương thực, thực phẩm thế giới biến động theo chiều hướng này đương nhiên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trong việc kiềm chế không để giá của nhóm hàng thực phẩm trong nước tăng quá cao. Điều này không chỉ diễn ra thông qua giá của các mặt hàng thực phẩm NK “mềm”, mà giá của các mặt hàng XK này giảm dần trong một khoảng thời gian dài đương nhiên cũng có tác dụng kéo giá trong nước xuống.

Cẩn trọng không thừa

Thời điểm hiện tại, có hai căn cứ chủ yếu sau đây để cho rằng, cuộc chiến kiềm chế lạm phát và nhập siêu của chúng ta cần phải thật triệt để và “cảnh giác” với những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, giá cả thế giới đồng loạt tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua.

Các số liệu thống kê do IMF vừa công bố vào giữa tháng này cho thấy, sau khi đã nhích lên 1,7% trong tháng 7, giá nguyên liệu thế giới nói chung đã tăng khá mạnh 2,5% trong tháng 8. Không những vậy, điều còn đáng lưu ý hơn nhiều chính là ở chỗ, trong khi giá dầu mỏ thế giới vẫn giảm nhẹ 0,2% trong tháng 7 và cũng chỉ tăng nhẹ 1,1% trong tháng 8, thì giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới liên tục tăng mạnh 4,8% trong hai tháng vừa qua.

Việc giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới tăng như vậy là một yếu tố bất lợi rất lớn đối với nền kinh tế nước ta so với cùng mức tăng của giá dầu mỏ thế giới. Rất đơn giản bởi vì khối lượng nguyên liệu phi dầu mỏ trong “rổ hàng hoá NK” của nước ta chúng ta luôn luôn lớn gấp hai lần các sản phẩm  xăng dầu NK. Điều này không chỉ đồng nghĩa với việc giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới có tác dụng “khuếch đại” “rổ hàng hoá NK” của nước ta lớn hơn, mà quy mô NK sốt nóng giá cả thế giới vào thị trường trong nước cũng lớn hơn, cho nên tác động tiêu cực tới các kết quả kiềm chế lạm phát cũng lớn hơn.

Bên cạnh đó, các số liệu thống kê của FAO cũng cho thấy, sau khi tăng nhẹ 2,9% trong tháng 7, giá lương thực, thực phẩm thế giới đã tăng mạnh 5,1% trong tháng 8, đặc biệt là mức tăng của riêng giá lương thực đều cao hơn gấp 2 lần (6,6% trong tháng 7 và 12,6% trong tháng 8).

Có thể nói, tuy tác động của tác nhân này không quá lớn đối với việc kiềm chế nhập siêu, bởi tỷ trọng của nhóm hàng này trong cả hai “rổ hàng hoá” XK và NK đều không lớn như nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu XK và NK, nhưng tác động tiêu cực của nó đối với cuộc chiến kiềm chế lạm phát là rất lớn. Việc giá gạo thế giới tăng khiến giá gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lập tức tăng và kéo theo giá lương thực cả nước tăng theo từ cuối tháng 8 đến nay đủ cho thấy điều đó.

Thứ hai, nếu như những tác động nói trên chỉ mang tính nhất thời, có thể là ngay trong tháng 9 này, cũng như trong tháng 10 tiếp theo, thì việc giá cả thế giới có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm sẽ là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn nhiều đến cuộc chiến kiềm chế lạm phát và nhập siêu của chúng ta trong những tháng tới.

Trước hết, “thông lệ” của thị trường thế giới là giá nguyên liệu tăng trong quý IV các năm. Cụ thể, từ đầu thập kỷ đến nay, trừ 2008, còn lại tất cả các năm giá nguyên liệu thế giới đều tăng hầu như liên tục trong những tháng cuối năm và mức tăng bình quân của tám năm này là 3,4% mỗi tháng. 

Như vậy, nếu theo “thông lệ” này, chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn gấp bội cả trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát lẫn kiềm chế nhập siêu trong những tháng cuối năm , bởi đặc thù độ mở ở cả đầu ra XK lẫn đầu vào NK quá lớn, cũng như kết cấu của các “rổ hàng hoá” xuất, NK của nền kinh tế nước ta như đã nói ở trên.   

Bên cạnh đó, các số liệu thống kê của FAO cũng cho thấy “tập quán” tăng giá lương thực, thực phẩm thế giới còn mạnh hơn trong những tháng cuối năm, đặc biệt là giá lương thực. Theo đó, ngoại trừ biệt lệ 2004 và 2008, giá lương thực, thực phẩm bốn tháng cuối năm tăng bình quân tới 5,5% so với tám tháng đầu năm, còn mức tăng của giá lương thực lên tới 11,9%.

Tóm lại, cuộc chiến kiềm chế lạm phát và nhập siêu của chúng ta trong những tháng tới có nhiều khả năng phải đối mặt với những khó khăn mới. Những khó khăn đó chúng ta cần có các giải pháp khẩn trương và cụ thể.

Giải pháp hạn chế nhập siêu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng định: Để tiếp tục thực hiện hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu, Bộ Công Thương đã cùng với các bộ ngành liên quan tìm ra các giải pháp hỗ trợ tốt nhất doanh nghiệp. Đó là các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và mua hàng xuất khẩu thông qua các nhóm hàng đã được quy định, không chịu lãi suất cao như lãi suất thỏa thuận của các loại hình thức kinh doanh khác. Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-BCT về việc triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu năm 2010; hạn chế lạm phát cao, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%.

Bộ yêu cầu các bộ, ngành liên quan cùng các hiệp hội, ngành hàng tiếp tục đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủy sản; nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu; xem xét điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất, trong đó khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, giảm tỷ trọng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất. Các tập đoàn, TCty rà soát tình hình thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu trong thời gian qua; xác định các chủng loại máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước đã sản xuất được bảo đảm chất lượng phù hợp để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước; sử dụng tối đa các sản phẩm sản xuất trong nước.

CPI 2010 sẽ dưới 8%

“ Nếu nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát giá và các biện pháp tiếp tục bình ổn thị trường sẽ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức 8%, thậm chí 7% ”, ông Nguyễn Tiến Thỏa- Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính, khẳng định.

TS Nguyễn Tiến Thỏa phân tích, theo quy luật, giá cả những tháng cuối năm thường tăng cao. Năm nay còn có tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá và còn có nguyên nhân do dịch bệnh, thiên tai. Nhưng từ nay đến cuối năm cũng có nhiều yếu tố tác động giúp bình ổn giá.

Tuy nhiên, theo ông Thỏa, để đạt được mục tiêu quan trọng này, Bộ Tài chính cũng như các đơn vị liên quan cần tập trung  tiến hành đồng bộ các giải pháp bình ổn giá như không để xảy ra thiếu hàng, gây sốt giá, đẩy mạnh và mở rộng việc hỗ trợ vốn để các DN chuẩn bị hàng bình ổn giá, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Giá một số mặt hàng quan trọng mà Nhà nước quản lý giá như điện, than bán cho điện, nước sạch, cước xe bus... sẽ được tăng cường kiểm soát. Đồng thời, các chế tài xử lý vi phạm về giá cần thực hiện quyết liệt sẽ kiềm chế được mức tăng giá bất hợp lý trên thị trường.

(Theo Nguyễn Đình Bích // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu gạo: vẫn chưa bắt nhịp với giá thế giới
  • 9 tháng, Hà Nội nhập siêu gần 10 tỷ USD
  • Ai đẩy giá tụt xuống bất thường?
  • Quy chuẩn về mở điểm bán lẻ thứ hai
  • Chống nhập siêu: Không thể dựa mãi vào "chiêu" tăng tỷ giá
  • Khó tăng thị phần giày dép tại Mỹ
  • Viễn cảnh “tối” của thị trường ôtô thế giới
  • Thị trường phân bón sẽ căng thẳng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo