Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh tại Trung Quốc: Rủi ro và lợi nhuận

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Các công ty này đúng hay sai khi tin rằng sự hấp dẫn của thị trường Trung Quốc vượt qua cả những rủi ro mà nó gây ra? Các công ty nước ngoài nên hoàn toàn tuân theo luật pháp của Trung Quốc hay nên tránh xa những điều luật đó? Cho tới bây giờ, đây vẫn còn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Với chính phủ, và không nghi ngờ gì, với rất nhiều người dân Trung Quốc, phán quyết của tòa án nước này với 4 nhân viên của Rio Tinto (Australia) hôm thứ hai (29/03) vì tội danh hối lộ và hoạt động gián điệp thương mại chỉ là một vụ án bình thường. Nhưng với những người đang điều hành kinh doanh, và với những nhân viên của các công ty phương Tây đang hoạt động tại Trung Quốc, vụ việc này có ý nghĩa khác hẳn. Với họ, đây sẽ là một bài học đáng nhớ về những hậu quả không mấy hay ho sẽ xảy ra nếu như đi trái với quyền lợi của quốc gia này.

Một trong bốn nhân viên ở trên bị xét xử trong bí mật, vì vậy rất khó để đánh giá mức độ vụ việc đã xảy ra. Có một giả thiết được đưa ra trước khi phiên tòa được mở ra rằng, rằng tội danh gián điệp thương mại mà nhân viên nọ bị buộc tội có thể không bao gồm điều gì ngoài những thông tin đơn giản thu thập được từ những khách hàng trong tương lai của Rio Tinto, những thông tin được coi là hoàn toàn bình thường nếu ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Hồi đầu tháng này, Google cũng tuyên bố sẽ rút lui khỏi thị trường tìm kiếm thông tin trên mạng Internet tại Trung Quốc. Hãng này cho biết, nguyên nhân của quyết định này không chỉ vì yêu cầu liên quan tới việc kiểm duyệt thông tin của Trung Quốc mà còn bởi hàng loạt những đợt tấn công tin học một cách tinh vi xuất phát từ Trung Quốc nhằm vào các máy chủ của Google để tìm kiếm thông tin về những người hoạt động nhân quyền sử dụng tài khoản thư điện tử Gmail trên khắp thế giới.

Thỏa thuận bán lại Volvo cho Geely mà Ford đã ký kết được di kèm với yêu cầu rằng phải đảm bảo công nghệ cũng như các tài sản trí tuệ khác của Ford không bị tiết lộ cho người chủ mới của Volvo. Song rõ ràng, chính các nhà điều hành của ngành công nghiệp sản xuất xe hơi cũng tự ý thức được rằng mục tiêu quan trọng hơn cả mà Trung Quốc hướng tới là công nghệ học trong lãnh vực chế tạo xe hơi mà phía Trung Quốc sẽ thụ hưởng, không chỉ từ Volvo, mà cả từ các đối tác truyền thống của Volvo. Tuy nhiên, đây được nghiễm nhiên coi là một phần trong cái giá phải trả để hoạt động với Trung Quốc và tại thị trường Trung Quốc.

Điều kết nối chung của những câu chuyện ở trên là, việc thực hiện hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc liên quan tới những vấn đề lạ lùng, trong đó bao gồm cả những rủi ro không tính được và gây ra rất nhiều lúng túng cho các công ty phương Tây. Những rủi ro đó thậm chí vượt xa hơn cả những gì họ đã dự liệu và phải đối mặt khi quyết định xâm nhập vào một thị trường nước ngoài nào khác.

Tuy nhiên, chính những công ty này cũng lại nhận thức được những lợi nhuận tiềm ẩn mà thị trường này mang lại. Chính vì thế, họ không muốn bỏ qua phần lợi nhuận nhờ sự tăng trường trong tương lai khi hoạt động tại đây. Cũng chính vì thế, những công ty này lại tiếp tục cắn răng, quyết định chung sống với rủi ro.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Các công ty này đúng hay sai khi tin rằng sự hấp dẫn của thị trường Trung Quốc vượt qua cả những rủi ro mà nó gây ra? Các công ty nước ngoài nên hoàn toàn tuân theo luật pháp của Trung Quốc hay nên tránh xa những điều luật đó? Cho tới bây giờ, đây vẫn còn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

(Theo Economist)

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trung Quốc: thủ lợi từ luật thương mại quốc tế
  • Doanh nghiệp trong nước "nhường sân" cho... đường lậu
  • Kho vận - Cầu nối cho hội nhập
  • Lúng túng tìm 'võ' chống nhập siêu
  • Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ: Sẽ không có kẻ thắng
  • Những nấc thang mới
  • TPP- đường dẫn để Mỹ thâm nhập thương mại châu Á
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo