Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo năm 2010: Tiến bộ trong gian nan

Hiện, các tỉnh thành ĐBSCL đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu và đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Đông Xuân – vụ lúa chính trong năm.

Từ hơn nửa tháng qua, lúa “sốt giá” thường dao động ở mức 5.550 đến 5.700 đồng/kg; lúa dài khoảng 5.700 đến 5.950 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.000-9.200 đồng/kg; gạo 15% tấm 8.650-8.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.200- 8.400 đồng/kg tùy chất lượng và xuất xứ địa phương. Mức giá này là cao nhất kể từ đầu năm tới nay.

Xuất khẩu vượt qua 7 triệu tấn?

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, năm 2010, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn vì thiên tai dịch bệnh, các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại 300.000 tấn lúa nhưng nhờ ĐBSCL mở rộng diện tích, tăng sản lượng nên sản lượng lúa toàn quốc tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2009, ước đạt 39,9 triệu tấn, vượt năm 2009 là 1 triệu tấn. Nhờ vậy, lượng gạo dành cho xuất khẩu ở mức 6,5-7 triệu tấn là hoàn toàn đảm bảo về nguồn cung, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước. Điều kỳ diệu của hoạt động xuất khẩu gạo năm nay là đã vượt qua tất cả những bất cập, thậm chí là nghịch lý, hạt gạo Việt Nam vẫn đạt được kết quả tiến bộ. Đến nay, các doanh nghiệp (DN) đã ký hợp đồng xuất khẩu tới hơn 6,9 triệu tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến giữa tháng 11-2010, nếu cộng 200.000 tấn vừa bán thêm cho Indonesia, thì gạo XK của Việt Nam năm nay đã lập kỷ lục mới - vượt qua con số 7 triệu tấn.

Các chuyên gia ngành hàng lúa gạo dự báo, do hạn chế về nguồn cung, nên gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng thêm từ 20-30 USD/tấn trong thời gian tới. Giá gạo toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 11, khi các nước nhập khẩu bắt đầu quay trở lại để tìm kiếm thị trường gạo cho năm sau. Hiện, gạo Thái Lan được xuất với giá 500 USD/tấn, gạo Việt Nam đạt 475 USD/tấn (gạo phẩm chất cao).
 
Cơ hội và thách thức

Với sản lượng XK chiếm 1/5 tổng lượng gạo XK của thế giới nhưng hạt gạo và những nông dân sản xuất ra hạt gạo còn quá cơ cực, do công tác điều hành còn tồn tại nhiều bất cập. Giáo sư C. Peter Timmer, Trung tâm Phát triển toàn cầu - Center for Global Development, chuyên gia hàng đầu về thị trường lúa gạo thế giới “bắt” mạch: “Một lượng lớn gạo mua bán trên thế giới, trong đó có cả ở Việt Nam được giữ bí mật về giá. Nông dân không thể đoán biết thị trường gạo tương lai nếu cung cầu và giá gạo không được minh bạch. Và họ thường bị thiệt ngay cả khi thế giới giá tốt”.  Do vậy, cần thiết phải gắn “4 nhà” với nhau. Nhà nông cũng phải gắn với nhau để có chung vùng nguyên liệu. Nông dân phải làm chung một qui trình Viet GAP trong sản xuất lúa để cho ra chung một loại lúa cung cấp cho nhà doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có nhà máy xay xát, nhà máy sấy, nhà máy đóng gói bao bì, có đăng ký thương hiệu... Như vậy thì mới lấy lại uy tín cho hạt gạo Việt Nam.

Hiện Thái Lan có 14 nhà xuất khẩu gạo; gạo của họ đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu nhờ được làm đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó có vùng nguyên liệu, hệ thống xay xát, kho dự trữ. Còn ở Việt Nam có trên 230 nhà xuất khẩu gạo, mà mỗi lần chỉ có vài “nhà” xuất được vài triệu tấn còn lại chỉ đủ sức xuất vài trăm tấn. Mà rất nhiều “nhà xuất khẩu” lẻ tẻ này không có ruộng lúa, không có nhà máy xay xát, kho dự trữ... nhưng lại ăn lời rất lớn vì mua gom gạo của thương lái.

Sau hơn 1 năm bàn thảo, tham khảo ý kiến, nghị định mới “Về kinh doanh xuất khẩu gạo” đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành (số 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010, có hiệu lực từ 1-1-2011). Nghị định 109 sẽ tạo ra thay đổi lớn trên thị trường lúa gạo, đầu tiên là cơ cấu lại thành phần DN tham gia xuất khẩu và tiếp theo là chuẩn bị cho ngành lúa gạo trước làn sóng “đổ bộ” của thương nhân (trader) nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường vào đầu năm 2011. Ông Võ Hùng Dũng, giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng: Nghị định là giải pháp tích cực buộc các DN có trách nhiệm hơn với nông dân, bằng chính việc đầu tư vào công đoạn chế biến, dự trữ nhằm nâng cao giá trị hạt gạo thay vì chỉ tìm kiếm lợi nhuận. Sau Nghị định này, chắc chắn chỉ một số ít trong khoảng 250 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo hiện nay còn bám trụ trên thị trường này. TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Trong thời gian qua, việc quản lý thị trường xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập. Có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, cạnh tranh không lành mạnh để xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán làm thiệt hại nhiều cho nguồn lợi của đất nước. Một số doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu trong khi không có thực lực, không có giải pháp nâng cao chất lượng hạt gạo cũng như nâng chuỗi giá trị của nó, để xảy ra hiện tượng cai đầu dài, bán chỉ tiêu... Do vậy, cần có giải pháp ngăn chặn.

Muốn có sản phẩm chất lượng, đảm bảo yêu cầu số lượng doanh nghiệp cần phải đặt hàng, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đầu tư vào vùng nguyên liệu, tạo thương hiệu với thị trường. Nông dân cũng phải liên kết hợp tác trong sản xuất. Từ đó mới nhờ kho tàng tốt, xử lý khâu sau thu hoạch tốt, làm cơ sở nâng cao chuỗi giá trị của hạt gạo Việt Nam. Tới đây, về căn bản trong việc xuất khẩu gạo, chúng ta phải làm công ty cổ phần nông nghiệp. Nông dân là cổ đông của công ty này. Công ty phải có đủ vùng nguyên liệu, nhà máy sấy, nhà máy xay xát chế biến gạo, kho dự trữ, nhà máy bao bì, làm thương hiệu... và sản xuất theo qui trình Viet GAP. Tiền lời kinh doanh hằng năm chia cho nông dân.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giảm dần nhập siêu
  • Gạo xuất khẩu: Giá tốt vẫn thiệt
  • Phân tích – Dự báo: Giá than thế giới chịu áp lực tăng
  • Thông báo sớm mặt hàng thuốc có thể khan hiếm
  • Cơ hội đang mở từ ‘hiệp định thế kỷ’
  • Xuất, nhập khẩu năm 2011 không thể tăng quá thấp
  • Thị trường hàng hoá cuối năm: Cẩn trọng với “găm” hàng đầu cơ chờ “tâng” giá
  • Những tháng cuối năm giá cà phê sẽ tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo