Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện

DN sản xuất kính nổi còn vướng mắcthông tin khi tham gia khởi kiện.

Sau khi bị phía Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU)… áp thuế chống bán phá giá đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực, doanh nghiệp và hiệp hội Việt Nam vẫn còn hiểu biết “mơ hồ” trong việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Phó Cục trưởng Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) Đỗ Bá Phú khẳng định, doanh nghiệp có thể yêu cầu miễn phí cơ quan quản lý điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - giải thích, phòng vệ thương mại (PVTM) là nhóm công cụ duy nhất doanh nghiệp (DN) có quyền sử dụng nhằm bảo vệ sản xuất nội địa. Khả năng thành công cao do cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền quyết định cuối cùng.

Các điều kiện quan trọng đều thiếu

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép DN khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ nhằm chống lại hàng nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh, hoặc lành mạnh song gây thiệt hại nghiêm trọng (nhập khẩu ồ ạt khiến sản xuất trong nước không “kháng cự” nổi). Tuy nhiên, DN Việt Nam mới tiến hành một vụ kiện đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu và không thành công.

Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, gần 70% số DN, hiệp hội (HH) chưa hiểu biết đầy đủ các nội dung cơ bản của các hiệp định trong WTO, 50% chưa am hiểu các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành mình, gần 80% không biết các cam kết trong những hiệp định thương mại khác ngoài WTO mà Việt Nam đang đàm phán... Luật sư Trần Hữu Huỳnh lý giải, Việt Nam đã hội nhập WTO gần bốn năm, song cả HH lẫn DN vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quyền được sử dụng, thủ tục, phương pháp, kỹ năng cần thiết… sử dụng các công cụ PVTM. Đồng thời, thiếu tính liên kết vì lợi ích chung để cùng khởi kiện và cả tiền (cao không kém chi phí kháng kiện), kinh nghiệm thực tế, trợ giúp pháp lý (trong nước chưa có công ty luật chuyên tư vấn về lĩnh vực này)…

Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HH DN vừa và nhỏ Việt Nam, ước tính cao nhất mới có 50% hội viên hiểu biết “mơ hồ” về quyền PVTM, do vậy áp dụng cũng “lơ mơ”. Một số hội viên cũng đã phản ánh những mặt hàng nhập khẩu “có thể” bán phá giá song thông tin mang nặng cảm tính, sơ sài khiến HH không thể hỗ trợ sâu thêm. Bà Vũ Thị Hải Anh, Trưởng phòng Pháp chế, Tổng công ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng (một trong nhóm DN khởi kiện vụ kính nổi) phàn nàn quá trình thu thập số liệu mặt hàng nhập khẩu này khá khó khăn vì hải quan không có nghĩa vụ cung cấp thông tin.

Liên kết để kiện bài bản

Chuyên gia cao cấp của EU Claudio Dordi cho rằng phần lớn số DN sản xuất trong nước của Việt Nam thuộc diện vừa và nhỏ, cho nên cần chủ động liên kết lại, thông qua HH nhằm đáp ứng tư cách khởi kiện cũng như thu thập thông tin cần thiết. Ông James Lockett, đại diện hãng luật Baker&McKenzie (Mỹ) tại Việt Nam, khuyên nguyên đơn nên sử dụng cố vấn thương mại và luật sư chuyên ngành trong quá trình khởi kiện.

Ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, Chính phủ cần xây dựng một chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho DN, HH trong lĩnh vực PVTM. Luật sư Trần Hữu Huỳnh đề xuất trong luật công bố thông tin cần quy định rõ DN hoặc HH có thể tiếp cận những loại thông tin nào do cơ quan quản lý (thống kê, hải quan…) nắm giữ trong quá trình thu thập chứng cứ khởi kiện, trách nhiệm cung cấp số liệu ra sao. Trong chương trình đưa ra nước ngoài đào tạo 50 luật sư quốc tế của Chính phủ, nên lưu ý đào tạo một số người chuyên sâu về lĩnh vực PVTM.

Ông Đỗ Bá Phú mong muốn hằng năm sẽ họp với các DN sản xuất trong nước và HH nhằm rút kinh nghiệm, rà soát ngành hàng nhập khẩu nào có khả năng khởi kiện, sử dụng công cụ phòng vệ nào, đề xuất biện pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý... Quan trọng nhất, các DN cùng lợi ích phải hiểu cơ chế khởi kiện phòng vệ thương mại, liên kết chặt chẽ, chủ động cung cấp thông tin và đề xuất khởi kiện cho Bộ Công thương.

(Theo Tiến Ngân // Nhandan Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Lành mạnh hóa cán cân thương mại Vấn đề “nóng”: khống chế nhập siêu
  • Phân tích - Dự báo: Nguồn cung sụt giảm và thiên tai có thể làm tăng giá gạo
  • Giá lúa, gạo tăng Cơ hội cho xuất khẩu
  • Tháng 9, giá dược phẩm có thể tăng nhẹ
  • Thị trường Châu Phi : Hợp với “sức” của DN Việt
  • Sớm có chính sách hỗ trợ các DN xuất khẩu sang châu Phi
  • Thị trường bánh Trung thu năm 2010: Giá tăng, sức mua có tăng ?
  • Thị trường bánh trung thu : Hàng “khủng” chờ giờ G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo