Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo ngại EU suy thoái, doanh nghiệp đa dạng thị trường

Dệt may là một trong những mặt hàng chính Việt Nam xuất vào thị trường EU. Ảnh: Thu Nguyệt

Trong khi các doanh nghiệp khác vẫn yên tâm với thị trường truyền thống Liên minh châu Âu (EU), một số doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng thị trường do lo ngại nợ công và tình hình kinh tế ảm đạm tại thị trường này ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Saigon (Garmex Saigon) bấy lâu là công ty 100% xuất khẩu. Tuy nhiên, hội đồng quản trị của công ty đã ra nghị quyết thâm nhập thêm thị trường nội địa từ tháng 8, tháng 9-2011 và cả về dài hạn.

Dự kiến, Garmex hợp tác với một công ty may mặc trong nước để sản xuất hàng hoá mang thương hiệu của đối tác này hoặc thương hiệu của Garmex để phân phối cho thị trường nội địa thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ sẵn có của đối tác.

Động thái trên diễn ra sau khi Garmex nhận thấy một số dấu hiệu không tốt từ thị trường EU vốn chiếm 80% năng lực sản xuất của công ty.

Theo ông Lê Quang Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị của Garmex, hiện có một số hiện tượng, như có khách hàng EU vẫn lấy hàng đã đặt nhưng dời ngày lấy từ 2-3 tháng và chấp nhận trả tiền lưu kho cho công ty. Ngoài ra, có một khách hàng lớn chiếm tới 60% năng lực sản xuất của Garmex đã đặt hàng cho tháng 4, tháng 5 năm tới như thường lệ, nhưng lượng hàng đặt giảm.

“Hiện các hợp đồng cho xuân hè năm tới là thế, còn thu đông như thế nào thì chưa biết”, ông Hùng cho biết.

Sản phẩm xuất khẩu của Garmex chủ yếu là quần áo thể thao, quần áo phục vụ cho leo núi, trượt tuyết. Ngoài yếu tố thời tiết không thuận lợi cho việc trượt tuyết khiến nhu cầu không cao, nợ công và việc thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng châu Âu cũng được cho là nguyên nhân cho hiện tượng này. Hiện ở châu Âu cũng có một xu hướng chưa rõ nét là, người tiêu dùng sử dụng lại quần áo thể thao (phục vụ cho trượt tuyết) thêm một năm nữa, ông Hùng nói.

Không chuyển sang thị trường nội địa như Garmex, nhưng do nhận thấy thị trường châu Âu không mấy sáng sủa, nên công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Mai chuyên làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã quay sang các thị trường như Mỹ và châu Á. Ông Trần Xuân Mai, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của Hoàng Mai cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết trong một hội nghị doanh nghiệp mới đây tại TPHCM, công ty đã nghiên cứu mẫu mã mới và xuất hàng qua một số thị trường, như Hong Kong, và đã đủ đơn hàng cho đến hết năm nay.

Ông Vũ Đình Hải, phó tổng giám đốc công ty cổ phần may Đồng Nai (Donagamex) cũng cho biết hiện các nhà nhập khẩu ở châu Âu bị tồn kho hàng hoá nhiều, nên đơn hàng đặt thêm không bao nhiêu và giá cũng thấp hơn, do người dân thắt chặt chi tiêu.

Ông Hải cho rằng điều may mắn của Donagamex là trong năm 2011 đã tập trung vào thị trường Nhật Bản nhiều hơn vì giá bán hàng tại thị trường này cao hơn. Trong năm ngoái, thị trường châu Âu chiếm 30-35% trong cơ cấu xuất khẩu của Donagamex, nhưng trong năm nay đã thu hẹp lại còn 15%.

“Có đơn hàng nhỏ làm hàng đi châu Âu trong tháng 10 (năm nay-pv), sau đó là hết đơn hàng châu Âu, còn lại làm hàng đi Nhật Bản nhiều”, ông Hải cho biết.

Theo ông Trần Ngọc Quân, phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), hiện một loạt nước ở châu Âu đang lâm vào khủng hoảng, nợ công; đồng tiền châu Âu mất giá.

Tuy nhiên, ông Quân cho biết chưa thấy có thay đổi gì lớn tại thị trường này vì các nước EU vẫn đang cố gắng xử lý nợ. Hiện xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu trong thời gian qua vẫn tăng trưởng từ 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Và tất nhiên, vì thị trường châu Âu đang trên đà suy thoái, nên các nhà nhập khẩu của châu Âu sẽ có xu hướng đặt những đơn hàng nhỏ và ngắn hạn thay vì với số lượng lớn để tích trữ như trước, ông Quân nói.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 27 nước EU trong tám tháng đầu năm 2011 đạt trên 10 tỉ đô la Mỹ, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 8-2011, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 1,3 tỉ đô la Mỹ, giảm 4% so với tháng 7-2011.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bác bỏ cáo buộc sai lệch về ngành gỗ Việt Nam
  • VFA sẽ không để xảy ra “sốt” gạo
  • Giá hồ tiêu xuất khẩu “phi mã”: Chưa hẳn đã mừng
  • Sự vô lý của EIA
  • Tăng tốc xuất khẩu: Đòn bẩy từ thị trường nội địa
  • Xuất khẩu mất dần thế cạnh tranh
  • Hỗ trợ để hàng tiêu dùng Việt vào thị trường Mỹ
  • Xuất khẩu đang có lợi thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo