![]() |
Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN cùng các DN sẽ có các biện pháp quyết liệt yêu cầu EIA rút lại cáo buộc vô lý với DN gỗ VN |
Phi thực tế
Ông Nguyễn Chiến Thắng- GĐ điều hành Công ty Liên doanh Scancia Pacific, Chủ tịch Hội Mỹ nghệvàchế biếngỗTP.HCM (HAWA) nói: Với vai trò là GĐ điều hành một Cty chuyên sản xuất đồ gỗ ngoài trời, bàn ghế nội thất... DN tôi mua loại gỗ của các loại cây có thân nhỏ được xẻ sẵn thành thanh rồi đóng thành từng khối vuông để sản xuất sản phẩm XK vào thị trường EU, Mỹ, Nhật. Loại nguyên liệu này có giá trị thấp dùng sẽ phù hợp hơn, ít lãng phí. Do vậy, việc EIA cáo buộc DN Việt Nam dùng gỗ NK từ Lào để sản xuất các sản phẩm nêu trên XK vào thị trường EU, Mỹ, Nhật vô lý ở tính kỹ thuật và kinh tế là: Loại gỗ tròn, lớn của Lào là gỗ tự nhiên, có giá trị và giá thành cao, dùng xẻ nhỏ để làm các sản phẩm trên là rất lãng phí mà chỉ nên dùng sản xuất ra các sản phẩm lớn như ván sàn, các cánh cửa lớn, cửa sổ, làm cầu thang hoặc xẻ ra tấm hoặc thanh lớn dùng cho xây dựng lớn như nhà, xưởng... Hơn nữa, các sản phẩm gỗ Lào chủ yếu là gỗ dầu, gỗ sao, sến.. có màu tối, nặng, chất lượng cao chỉ hợp dùng làm nhà với chất lượng cao, hợp với thị hiếu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” của người Việt Nam và Trung Quốc, không hợp với thị trường Âu Mỹ là thị trường chính của ngành gỗ VN với các sản phẩm bàn ghế ngoài trời vốn ưa màu sáng như thông, keo, bạch đàn...
Bà Đỗ Thị Kim Loan - GĐ Cty TNHH Chế biến gỗ Sao Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương bổ sung: Việc xẻ nhỏ các loại gỗ tự nhiên (gỗ Lào) có đường kính lớn để làm các sản phẩm chỉ cần các loại gỗ thanh nhỏ như bàn ghế ngoài trời là phi kinh tế.
Ông Võ Trường Thành Tổng giám đốc Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành: DN muốn XK đồ gỗ phải có các chứng chỉ bắt buộc, trong đó có quy định không được dùng nguyên liệu gỗ bất hợp pháp như: Chứng chỉ của FSC- Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hoạt động theo Chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, là điều kiện để giao lưu thương mại quốc tế, các sản phẩm gỗ XK đều được các đối tác NK thuê các tổ chức quốc tế thứ ba giám định độc lập nếu phát hiện DN vi phạm quy định của chứng chỉ FSC thì sẽ bị tẩy chay. Ngoài ra, Mỹ còn dùng Đạo luật Lacey từ tháng 4/2010 để ngăn chặn sản phẩm gỗ có nguyên liệu bất hợp pháp NK và nước họ. Từ tháng 3/2013, XK sản phẩm gỗ vào thị trường EU phải có chứng chỉ FLEGT nhằm chống lại việc khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp. EU và Mỹ là hai thị trường lớn nhất của đồ gỗ XK Việt Nam, trong đó thị trường Mỹ chiếm 45% tổng kim ngạch XK của ngành gỗ VN.
Cách điều tra không thuyết phục
Trao đổi với DĐDN, Ông Nguyễn Tôn Quyền nói: Lẽ ra họ phải công khai điều tra làm việc với ngành chức năng, vào DN tập hợp số liệu một cách chính thức, dùng các hình ảnh số liệu cụ thể thì đằng này họ lại bí mật điều tra, dùng các hình ảnh chung chung, không thuyết phục. Cụ thể: Báo cáo điều tra không cung cấp số liệu cụ thể, sử dụng các hình ảnh và thông tin cách đây đã 3 năm, cách thức điều tra chỉ đơn thuần qua kênh phỏng vấn không chính thức, giả danh là khách hàng để tiếp cận với DN, ghi âm, đặt câu hỏi mờ ám, thiếu minh bạch...
Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, việc XK gô của Lào buộc phải đi qua phần đất của VN do Lào không có cảng biển, mỗi ngày có hàng trăm xe chở gỗ từ Lào đi qua phần đất VN để XK. Nếu chỉ căn cứ vào những hình ảnh này rồi cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ lậu của Lào là không thuyết phục. Rất có thể, một số đối thủ cạnh tranh đã cố tình bịa đặt nhằm hạ uy tín ngành gỗ Việt Nam
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com