Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu đang có lợi thế

Số lượng đơn hàng tăng 20% và giá tăng khoảng 10 -12% là tình hình chung của các ngành xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… trong nửa đầu năm nay.

Đơn hàng tăng


Công ty giày Vinh Thông (TP.HCM) đã có đơn đặt hàng đủ sản xuất đến hết tháng 11 năm nay. Theo ông Trần Đức Hạnh - Giám đốc điều hành, lượng đơn hàng của công ty năm nay tăng khoảng 20%, chủ yếu đến từ khách hàng châu Âu (EU). Đây là kết quả sau khi EU bỏ thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam từ cuối tháng 3.2011. Bên cạnh đó, một số khách hàng cũng có dịch chuyển thêm lượng đơn hàng trước đây sản xuất tại Trung Quốc do giá gia công tại nước này tăng cao… Tổng công suất hiện nay của Vinh Thông đạt 2,3 triệu đôi giày/năm. Công ty đang lên kế hoạch sang năm 2012 sẽ đầu tư xây dựng thêm một xưởng may giày tại Đồng Tháp để tăng năng suất lên thành 3 triệu đôi/năm.

Tương tự, lượng đơn hàng dệt may đặt gia công cũng đã tăng ở mức 15%. Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, nhận định xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc sang các nước khác như Bangladesh, Campuchia, Myanmar và Việt Nam đã diễn ra từ 1-2 năm trước và đang tăng mạnh từ đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam có ưu thế về chất lượng sản phẩm nên thu hút khách hàng nhiều hơn. Ngành sản xuất đồ gỗ, kim ngạch xuất khẩu của cả ngành trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2010.

Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Hạnh - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP.HCM, bản thân nhiều doanh nghiệp (DN) không muốn nhận đơn hàng dài hạn do chi phí đầu vào biến động quá nhiều dễ dẫn đến thua lỗ. Thậm chí, một số công ty không dám ký hợp đồng nhiều vì lợi nhuận không gia tăng được bao nhiêu so với số lượng. Theo phân tích của các DN, trong khi chi phí đầu vào gồm nguyên phụ liệu, nhân công, điện… tăng 25 - 30% thì khách hàng chỉ chấp nhận ký đơn hàng với giá tăng từ 5 - 10% so với năm trước.

Mặc dù tình hình xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm khá thuận lợi nhưng từ đầu tháng 7 đến nay, thị trường tiêu thụ chung tại Mỹ, EU đã không còn khả quan. Điều đó bắt đầu ảnh hưởng đến lượng đơn hàng tại Việt Nam. Đại diện một DN tại TP.HCM cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu của công ty đã được chốt cho 6 tháng cuối năm với tổng trị giá khoảng 19 triệu USD. Tuy nhiên, sang tháng 7, một số khách hàng đã điều chỉnh giảm số lượng và tổng cộng trị giá các đơn hàng của DN này chỉ còn khoảng 14 triệu USD. Vì vậy, ông đang khá lo lắng vì ngoài việc giảm số lượng, kế hoạch sản xuất của công ty cũng phải điều chỉnh cho phù hợp và đây là thế bị động mà các DN Việt Nam luôn phải gánh chịu.

Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty sản xuất thương mại may Sài Gòn, cho biết đơn hàng trong 6 tháng cuối năm đã chựng lại. Trong đó, một số khách hàng kéo dài thời gian giao hàng so với kế hoạch ban đầu do tình hình tiêu thụ đang chậm đi. Ông Hùng chia sẻ: “Tôi e ngại tình hình khó khăn sẽ kéo dài sang năm 2012 khi kinh tế Mỹ, EU vẫn chưa khởi sắc. Vì vậy, các DN ngoài việc phải đẩy mạnh gia tăng năng suất còn phải lo tìm nhiều nguồn hàng mới để bù đắp những đơn hàng thiếu hụt có thể xảy ra”.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, từ tháng 7 đến nay, các khách hàng cũng đã tỏ ra thận trọng hơn. Nếu DN nào có kế hoạch mở rộng ồ ạt thì phải tính đến những rủi ro khác như thiếu đơn hàng, không đạt hiệu quả cao. “Thời điểm hiện nay việc đầu tư mở rộng là không khả thi. Quan trọng nhất là đầu tư chiều sâu như tăng thêm máy móc trang thiết bị, nâng cao năng suất và chuyển dần sang hình thức tự doanh (may hàng FOB)”, ông Hồng nói.

Mai phương

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Thanh Niên Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Rủi ro từ nhập khẩu
  • Tránh TQ gom hàng: Gỡ nút thắt thị trường bán lẻ
  • Việt Nam có tiếp tục giữ vị trí số 1 về xuất khẩu điều?
  • Thị trường xuất khẩu gạo quý 3/2011 : Cơ hội và thách thức
  • Xe nhập khẩu: Giảm đến bao giờ ?
  • Kiểm soát giá cả sẽ chặt chẽ, nhịp nhàng hơn
  • Thương mại trực tuyến VN đạt 6 tỷ USD vào 2015?
  • Ẩn số thị trường Philippines
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo