Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc

Chỉ trong sáu tháng đầu năm, nguyên nhân nhập siêu 90% là do hàng nhập từ Trung Quốc. Trong khi năm 2008, tỉ lệ này là 61,6% và năm 2007, tỉ lệ này là 65,3%.

Đó là cảnh báo mà Bộ Tài chính vừa cho biết cuối tuần qua. Thực tế cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt giá trị khoảng 5 tỉ USD. Ngoài xuất than khoảng 1 tỉ USD, cao su trên 1 tỉ USD thì chủ yếu các mặt hàng xuất đi là trái cây, cà phê, sắn lát, tinh bột sắn. Những mặt hàng này lại đều là hàng nguyên liệu hoặc sơ chế, số lượng tuy lớn nhưng giá trị thấp.

Nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam lên tới 18 tỉ USD. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 10 mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch. Tiếp đến là vải các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt may, da giày...

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng: “Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc. Còn Trung Quốc, họ xuất sang ta sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình với giá cả rất rẻ. Tuy nhiên, không tỉnh táo và đánh giá vấn đề một cách nghiêm túc, Việt Nam sẽ tự biến mình thành bến đỗ của làn sóng đầu tư công nghệ thấp và trung bình từ Trung Quốc”.

Từ vài năm nay, Bộ Công thương vẫn loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc. Nhưng xem ra đáp án sẽ rất khó được đưa ra bởi thâm hụt ngày càng tăng. Chỉ nhìn vào việc nhóm hàng mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc cho thấy là hàng hóa của ta mang tính manh mún, thời vụ và phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của đối tác khiến cho việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng khó có thể chủ động.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Khi hàng Việt Nam bị kiện
  • XK nông, lâm, thuỷ sản : Dự báo kém
  • Triển lãm máy công cụ và gia công cơ khí :Thu hút hơn 500 thương hiệu trên thế giới
  • Mặt bằng tổ chức triễn lãm, hội thảo : Áo đã quá chật !
  • Cảnh báo “bẫy” mậu dịch tự do
  • Nữ trang Việt hẹp cửa xuất khẩu
  • Nhân dân tệ tăng giá, Không dễ xuất hàng sang Trung Quốc
  • Sáu tháng đầu năm: chín nhóm mặt hàng kim ngạch vượt 1 tỉ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo