Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lúng túng với giảm nhập siêu

Lắp đặt dây chuyền sản xuất xi măng nhập từ nước ngoài tại một nhà máy ở Bình Phước. Ảnh: Lê Toàn.

Một trong những nguyên nhân gây ra nhập siêu là do nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ các dự án ngày một tăng cao, dù Chính phủ đã có những chương trình ưu đãi cho các sản phẩm trong nước…

Thiết bị đồng bộ đa số là từ nhập khẩu

Việc cách đây mấy năm, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) tự sản xuất, cung cấp các thiết bị đồng bộ (EPC) phục vụ cho các dự án đường, xi măng đã thắp lên hy vọng là doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần tự thiết kế, tư vấn, sản xuất, lắp ráp vận hành trang thiết bị cho các dự án trong nước cũng như dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thế nhưng đến nay tình hình vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt, sau khi triển khai Chỉ thị số 494 của Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước khi đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước từ tháng 4-2010, thì các loại máy móc, thiết bị linh kiện nhập khẩu phục vụ cho dự án đầu tư vẫn tiếp tục tăng.

Điều đáng nói, trước đây Chính phủ đã có hẳn một chương trình phát triển ngành cơ khí trọng điểm giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn 2020 với việc đầu tư cả ngàn tỉ đồng, và đến nay theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào “có tới 60-70% mặt hàng là hàng cơ, kim khí trong nước có thể sản xuất được”. Mỗi dự án mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đầu tư có ít nhất 30-40% giá trị công trình là những sản phẩm cơ khí trong nước có thể sản xuất… Thế nhưng các chủ đầu tư, các nhà thầu vẫn “ưa” xài hàng ngoại hơn!

Theo thống kê, chỉ riêng tám tháng qua, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng đã tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009 và đang là một trong những nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng này được nhập chủ yếu để tạo tài sản cố định cho các dự án đầu tư. Trong đó, mặt hàng máy móc thiết bị công nghiệp, chiếm tới hơn 30% tổng lượng nhập khẩu hàng năm.

Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị kỹ thuật điện Đông Anh (Hà Nội), cho biết tuy là một trong số các doanh nghiệp có thể sản xuất được máy biến áp 500 KVA, nhưng doanh nghiệp vẫn khó có thể tham gia các dự án điện, dù công ty là đơn vị thành viên của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại cơ chế hay tại chất lượng kém?

Việc thiết bị nhập khẩu thắng thế ở thị trường Việt Nam, theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí, là do những bất cập về cơ chế, chính sách của Việt Nam, nhất là Luật Đấu thầu. Hiệp hội này dẫn chứng, trong số 10 nhà máy nhiệt điện công suất 300 MW, tất cả đều do nhà thầu nước ngoài thực hiện, doanh nghiệp trong nước không được tham gia. Trong khi về năng lực, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp trong nước thừa sức đảm nhận. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp chuyên về xây dựng, đấu thầu các dự án điện thì nếu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp trong nước sẽ mất cơ hội làm tổng thầu. Một khi mất cơ hội làm tổng thầu thì không được cung cấp các thiết bị đồng bộ cho các dự án nước ngoài thắng thầu.

Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí, từ nay đến năm 2025, Việt Nam sẽ bỏ ra khoảng 107 tỉ đô la Mỹ để xây dựng các nhà máy điện, nhập thiết bị cho công trình khai khoáng. Và nếu như không có cơ chế phù hợp, Việt Nam sẽ trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm, thiết bị chất lượng thấp từ một vài nước trong khu vực. Vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí cho rằng các bộ, ngành liên quan nên xem xét trình lên Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, cũng như ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn cho Chỉ thị 494 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước khi đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Đặc biệt, theo các doanh nghiệp, Chính phủ cần có quy định cụ thể đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong việc sử dụng các thiết bị trong nước sản xuất được đối với các dự án mà tập đoàn làm chủ đầu tư! Nếu không, nhập siêu vẫn không ngừng gia tăng mà các doanh nghiệp trong nước lại thua ngay trên sân nhà.

Bình luận về vấn đề này với TBKTSG, lãnh đạo một tập đoàn kinh tế cho hay, nếu sửa Luật Đấu thầu hoặc ban hành một văn bản pháp quy theo hướng “bắt” các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn phải mua, hoặc sử dụng thiết bị toàn bộ do các doanh nghiệp trong nước sản xuất là trái với quy định của Luật Cạnh tranh và là sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính.

Bởi vì, xét cho cùng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận và chất lượng. Một khi thiết bị của doanh nghiệp trong nước sản xuất chưa bằng nước ngoài, giá thành lại cao thì chủ đầu tư phải chọn của nước ngoài là điều đương nhiên. Do đó, “điều kiện cần và đủ là các doanh nghiệp trong nước hãy tự nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, chúng tôi luôn sẵn sàng sử dụng thiết bị trong nước sản xuất”, vị này khẳng định!

Thừa nhận vấn đề này, trong một cuộc hội thảo bàn về giảm nhập siêu tổ do Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, ông Hoàng Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam, cho rằng để có thể nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất trong nước cũng như để sản phẩm trong nước đáp ứng được nhu cầu của các công trình lớn, Nhà nước nên bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp để họ vay vốn chế tạo thiết bị và sản xuất lâu dài. Thế nhưng cũng có doanh nghiệp cho rằng một khi sản phẩm làm ra có giá cao, nhưng chất lượng chưa cao, thì đừng nghĩ đến chuyện nhờ Nhà nước can thiệp.

(Theo Lê Hà // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Tháng 9 - Tháng khuyến mại”: Nỗi lo tăng giá
  • Lợi ích từ mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
  • Nhập khẩu ô tô 7 tháng năm 2010 và dự báo cuối năm
  • DOC đề xuất thay đổi cách tính thuế chống bán phá giá
  • Hàn Quốc – thị trường chính nhập khẩu mặt hàng kim loại thường của Việt Nam
  • Thương mại tăng mạnh thúc đẩy kinh tế vượt qua khủng hoảng
  • Cần xây dựng luật về phân phối bán lẻ
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Khởi sắc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo