Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở cửa thị trường bán lẻ: Các hiệp hội cần tăng cường các hình thức liên kết

Hà Nội - Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí trước các khả năng khai thác thị trường trong nước của các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài khi thị trường dịch vụ phân phối mở rộng theo lộ trình cam kết WTO.

 Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng cần phải nhận thức liên kết là yêu cầu tự thân của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển nhằm hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh để cùng nhau phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ thông qua các hình thức hợp tác liên doanh, sáp nhập, hợp nhất sản xuất, mua hoặc nhượng quyền thương mại... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần gắn kết với nhau thông qua hình thức liên kết mềm là tham gia các hiệp hội, câu lạc bộ... nhằm liên kết sản xuất với lưu thông, giữa bán buôn với bán lẻ, giữa dịch vụ hậu cần, tài chính - ngân hàng với thương mại...

Cũng theo Bộ Công Thương, bên cạnh việc liên kết, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cải tạo, đầu tư xây dựng mới các cơ sở kinh doanh để hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới; kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Hiệp hội bán lẻ, hội nguời tiêu dùng, câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao và các phương tiện thông tin đại chúng cần phát động phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam duy trì sản xuất và có cơ hội phát triển, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay.

(Theo báo Binh Dương)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • 2009: Nhiều khó khăn với hàng xuất khẩu chủ lực
  • Hai năm sau khi gia nhập WTO: Lộ diện nhiều thách thức!
  • Không phải là “cây đũa thần” và cũng không là “cạm bẫy”
  • Nhập siêu trong giới hạn an toàn
  • Những điểm nổi bật của xuất nhập khẩu 2008
  • Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2009 đạt khoảng 52,9 tỉ USD
  • Sẽ nhập khẩu 0,75 triệu tấn urê
  • 72 tỷ USD xuất khẩu 2009: Mục tiêu khiêm tốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo