Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng thị trường xuất khẩu: Cần cách làm mới

Thống kê mới nhất cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng qua ước đạt 90 tỷ USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu ước đạt 41,7 tỷ USD, giảm 14,3% và nhập khẩu ước đạt  48,3 tỷ USD, giảm 25,2%. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư nhiều hơn cho thị trường nội địa và khai thác những thị trường mới sẽ giúp xuất khẩu sớm khôi phục đà tăng trưởng.

Trao đổi với DDDN, TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả cho rằng, những hướng đi kể trên về lý thuyết hoàn toàn đúng đắn. Nhưng giải được bài toán chi phí mới là mấu chốt của vấn đề.

- Tìm hướng đi cho xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế suy giảm hiện là bài toán khó với doanh nghiệp. Theo ông, đâu là giải pháp để cơ cấu lại thị trường và giúp xuất khẩu tăng trưởng trở lại ?

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) giảm hay còn gọi là tăng trưởng âm so với năm trước là một trường hợp hi hữu trong chuỗi thành công về ngoại thương của Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Ngay cả khi chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997, GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,76% nhưng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn tăng được 1,9%. Năm 1998, GDP chỉ đạt 4,77%  thì KNXK tăng được 23,3%.

Việc cơ cấu lại mặt hàng, cơ cấu lại thị trường là những giải pháp đúng của ngày mai, nhưng là giải pháp khó cho hôm nay; bởi để làm được điều này, cần phải có thời gian và chi phí. Để cơ cấu lại mặt hàng, hay nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của hàng XK đòi hỏi phải có sự đầu tư mới, phải thay đổi cả cơ cấu công nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải nỗ lực phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu... Đó không phải việc mà chúng ta có thể giải quyết trong một, hai ngày. Theo tôi, việc mở cửa thị trường mới là hướng đi đúng, nhưng ngay lúc này đó chưa phải là cách làm mang lại hiệu quả kinh tế vì chi phí không hề nhỏ.

- Vậy để giải bài toán cho XK Việt Nam, theo ông các DN cần phải làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay ?

Cá nhân tôi cho rằng, các DN nên có cách ứng xử mới, quan niệm mới và định hướng mới cho XK. Liệu có phải cứ tăng XK bằng mọi giá hay không và nếu cứ tăng mãi XK thì được gì? Trong những năm qua, XK luôn chiếm từ 65% GDP (năm 2006), 67,9% GDP (năm 2007) và 69,94% GDP (năm 2008). Mỗi năm, các DN XK tạo việc làm cho vài chục triệu lao động và thu về khoảng 60 tỷ USD cho nền kinh tế. Nhưng tính chung cả nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng XK, hoạt động XNK làm GDP giảm đi 2%. Với khả năng XK của Việt Nam hiện nay, chúng ta đang làm nhiều hơn nhưng lại được hưởng lợi ít hơn. Khi chúng ta tăng XK mà đồng thời phải tăng nhập khẩu thêm nguyên vật liệu đầu vào; và khi  bán ra lượng hàng lớn để thu về lượng ngoại tệ không tương xứng, cán cân thương mại, cán cân thanh toán vẫn chênh lệch và tạo áp lực lớn cho tỷ giá.

Thực tế cho thấy, tổng lượng hàng XK trong 6 tháng tăng 11% nhưng  khoản ngoại tệ mà Việt Nam thu về giảm đi 10,1%. Lượng dầu thô xuất khẩu trong 8 tháng nhích lên 8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số ngoại tệ thu về lại giảm tới 48,1%. Với gạo và hạt tiêu, khối lượng XK đều tăng gần gấp rưỡi, trong khi giá trị lần lượt giảm 1,4% và 0,6%.

- Có ý kiến cho rằng, việc tạo ra sự cân bằng giữa thị trường trong nước và thị trường XK là hướng phát triển bền vững cho XK Việt Nam. Ý kiến của ông về vấn đề này ?

Thực tế cho thấy, giá hàng hóa XK luôn phụ thuộc vào mặt bằng giá thế giới. Chúng ta không quyết định được giá, vì vậy với từng nhóm hàng XK ta cần có cách ứng xử riêng, có nghệ thuật riêng để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đơn cử với nhóm hàng thủy sản, đã sản xuất ra là phải bán, không tích trữ được. Nhưng với một số hàng nông sản khác, vẫn có thể tính toán thời điểm XK để bán được giá cao nhất. Với nhóm hàng khoáng sản, chúng ta có thể hoàn toàn chủ động về thời điểm về lượng  xuất, khi nào được giá thì xuất hay chủ động thời gian khai thác... Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng, nên đặt mục tiêu gia tăng XK trong lợi ích tổng thể quốc gia. Trong trường hợp nào đó, đôi khi chúng ta  phải chấp nhận sự thiệt thòi của một nhóm hàng XK hay một ngành nào đó để đạt được kết quả chung tốt nhất.

- Xin cảm ơn ông.

(Theo Hoàng Lan // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo