Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông sản vào siêu thị: Cửa hẹp với hàng chưa chuẩn hóa

Chất lượng không ổn định, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kích cỡ và trọng lượng không đồng đều; mẫu mã, bao bì kém chất lượng… là nguyên nhân khiến nhiều mặt hàng nông sản và đặc sản của làng nghề truyền thống không vào được siêu thị.

Mãng cầu ta (na) Bà Đen, sản phẩm nổi tiếng của Tây Ninh - Ảnh: Đại Dương

Tại TPHCM, được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), 40 nhà vườn, hợp tác xã và cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống thuộc năm tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng các siêu thị họp tìm biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản trong hệ thống siêu thị.

Lúng túng

Ông Đoàn Văn Phóng, chủ cơ sở sản xuất đường thốt nốt Lan Nhi, một trong ba cơ sở sản xuất đường thốt nốt lớn nhất tại An Giang chia sẻ, sản lượng đường bình quân của cơ sở Lan Nhi khoảng 8 - 10 tấn/tháng, ngoài ra, lượng dự trữ thường xuyên trong kho khoảng 30 tấn.

Song, hầu hết số đường kể trên đều được tiêu thụ tại các chợ và chỉ một số rất ít vào được siêu thị tại TPHCM. Hầu hết các cơ sở sản xuất thốt nốt còn lại tại An Giang đều có quy mô nhỏ và không thể vào được siêu thị.

Chủ tịch Hội Làm vườn An Nhơn (huyện Châu Thành, Đồng Tháp), ông Phạm Hữu Hiện cho biết, những vườn nhãn ở An Nhơn cho trái quanh năm, và sản lượng đạt khoảng 500 tấn/năm. Tuy nhiên, do khâu tiêu thụ rất yếu nên cứ phải chở đi lòng vòng và gửi khắp nơi, kể cả một số địa phương tận ngoài Bắc như Hà Nội, Hải Phòng.

Ông Hiện cũng cho biết từng gửi nhãn vào siêu thị nhưng bặt tin không thấy phản hồi là sản phẩm chấp nhận được hay không và siêu thị có tiếp tục lấy hàng nữa không.

Đấy cũng là tình trạng chung của hầu hết các nhà vườn, cơ sở làng nghề truyền thống hiện nay. Dù rất muốn đưa sản phẩm của mình vào siêu thị nhưng họ chưa biết bằng cách nào.

Ông Dương Tiến Hải, chủ cơ sở Tiền Hải chuyên sản xuất các mặt hàng thủy hải sản khô tại Trà Vinh, cũng không kém phần lúng túng khi “không biết siêu thị muốn gì”, và “cũng không thấy siêu thị cho biết có nhu cầu khô cá kèo nữa hay không để tôi biết chừng chuẩn bị”.

Ông Võ Trung Thành, chủ cơ sở bưởi Năm Roi Trung Thành (Hậu Giang), lại không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào khi có ý định đi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cũng như quy trình thực hiện theo tiêu chẩn VietGAP thế nào, bị tranh chấp thì phải làm sao v.v. 

Phải chuẩn hóa

Theo bà Bùi Hạnh Thu - Phó TGĐ Saigon Co-op, có nhiều lý do khiến không ít mặt hàng nông sản và đặc sản của các làng nghề không vào được hoặc vào nhưng không đứng được trong siêu thị.

Lý do dễ thấy là chất lượng không ổn định, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; kích cỡ và trọng lượng không đồng đều; mẫu mã, bao bì kém chất lượng, không bắt mắt, không có thương hiệu...

Ông Hoàng Trọng, một chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, có rất ít nhà sản xuất (chưa đầy 10 phần trăm) ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc làm thương hiệu. Ngay cả những người có ý thức làm thương hiệu thì cũng không phải ai cũng biết cách làm, nên rất nhiều người không thành công.

Theo các chủ cửa hàng, siêu thị, thì sản phẩm nông sản vào siêu thị cần chuẩn hóa chất lượng, kích thước, trọng lượng… và đặc biệt là chuẩn hóa về an toàn thực phẩm, ít nhất là phải đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP.

Những mặt hàng trái cây đã có thương hiệu và làm tốt việc chuẩn hóa chất lượng như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Thanh Long Bình Thuận, Bưởi Năm Roi Hoàng Gia, sầu riêng Sáu Ri đang bán rất chạy trong siêu thị. 

Bà Hạnh Thu lưu ý, phải đồng nhất về chất lượng, kích thước, trọng lượng. Ví dụ, nếu một thùng có 10 trái cây thì tất cả các thùng khác cũng đều có 10 trái hệt như nhau về tất cả các yếu tố.

Yêu cầu này sẽ khó đối với các nhà sản xuất, nhưng muốn cạnh tranh được thì không còn cách nào khác. “Siêu thị không thể chấp nhận một thùng trái cây mà lớp trên thì đạt chuẩn cả còn lớp dưới không đạt, bởi nếu siêu thị chấp nhận thì khách hàng cũng sẽ tự động loại bỏ những sản phẩm không đạt chuẩn”.

Bà Hạnh Thu cũng cho biết Saigon Co-op có xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rất nghiêm ngặt áp dụng cho các loại nông sản mà bất kỳ nhà sản xuất hay cung ứng nào cũng phải tuân thủ nếu muốn đưa sản phẩm vào siêu thị.

(Theo Tien phong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo