Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sàn giao dịch hàng hóa: Ra mắt rầm rộ, biến mất lặng lẽ

Ngày 28- 11, Sàn giao dịch gạo đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra mắt nhân Festival lúa gạo lần thứ nhất tại Hậu Giang. Trước sàn này, hàng loạt sàn, trung tâm giao dịch hàng hóa khác như: thủy sản, điều, cà phê, thép, trái cây, gạo… đua nhau ra đời nhưng hoạt động kém  hiệu quả.

Có sàn giao dịch thủy sản nhưng nông dân không mặn mà

Người bán kẻ mua thiếu mặn mà

Tháng 3 - 2002, Sàn giao dịch hạt điều do Hiệp hội điều Việt Nam mở ngay tại Trung tâm GDCK TP HCM khá hoành tráng. Nhưng chỉ sau một phiên giao dịch, sàn này bắt đầu vắng và một năm sau, biến mất.

Tháng 5 - 2002, Sàn giao dịch Thủy sản Cần Giờ (TP HCM- Cangio ATC) khai trương khá rầm rộ và được kỳ vọng đây là nơi giao dịch thủy sản hàng đầu Việt Nam và sẽ nhân rộng ra nhiều nơi khác. Sàn mở ra mục đích giúp nông dân và doanh nghiệp chế biến mua bán trực tiếp với nhau, hoạt động  theo mô hình công ty, được UBND TPHCM giao cho Cholimex (một doanh nghiệp chế biến thuỷ sản) làm chủ đầu tư.

Nhưng vài tháng sau, Cangio ATC không người giao dịch và chết yểu. Lý do chính là nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn là mua lẻ qua nông dân.

Tháng 12 - 2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột cũng ra đời trong buổi lễ khá trang trọng. Nhưng sau 4 tháng giao dịch chỉ đạt một tỷ đồng và èo uột mãi đến hôm nay. Nguyên nhân chính cũng là do nông dân mua bán trực tiếp với thương lái tiện lợi hơn là qua sàn.

Những bài học trên khiến các doanh nghiệp, hiệp hội muốn lập sàn giao dịch tiêu, trái cây, nông sản khác… ngần ngại mở sàn. Hiệp hội Xuất khẩu tiêu VN có ý định mở sàn giao dịch hồ tiêu từ đầu năm 2009 nhưng cho đến nay chưa thấy bóng dáng sàn này.

Không chỉ các sàn trên mà nhiều trung tâm giao dịch nông, thủy sản, chợ đầu mối gạo, trái cây tại TPHCM và ĐBSCL cũng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Như Chợ trái cây Quốc gia do do Satra Group (TPHCM) xây tại Tiền Giang giờ được xem là món nợ của Tổng Cty này.

Bao giờ có sàn hấp dẫn khách?

Ông Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, nói về cảnh chợ chiều của Chợ trái cây Quốc gia: “Ngay từ khi triển khai dự án này, chúng tôi đã góp ý. Theo tôi, nguyên tắc thiết lập chợ là nên gần với khách hàng hơn là gần nông dân. Xây chợ trái cây còn phải gần với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như các siêu thị và bến cảng, phi trường. Nếu đặt ở địa điểm quá xa thì họ sẽ lấy trái cây ở các chợ đầu mối như Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức (TPHCM) mà không tới Tiền Giang”.

Đây cũng là lý giải cho những thất bại của nhiều sàn giao dịch hàng hóa khác. Khi xây, nhiều địa phương và chủ đầu tư tìm mọi cách để được cấp vốn, cấp đất mà bỏ qua những khuyến cáo về tính hiệu quả.

Hậu Giang cũng không phải là địa phương đầu tiên có ý tưởng mở sàn giao dịch gạo. Năm 2000, Bộ NN&PTNT, giao cho Tổng Công ty Lương thực miền Nam làm chủ đầu tư 3 dự án chợ đầu mối gạo ở ĐBSCL. Chín năm trôi qua, những dự án trên hoặc chưa ra đời hoặc ra đời thì doanh số rất thấp, thua cả những đại lý lớn. Như sàn thép mới mở tại NH Sacombank (TP HCM) cũng đang sống trong lo âu.

Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch HĐQT Sàn thép Sacombank (Sacom - STE) cho biết, ước có 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch thử nghiệm trong thời gian chờ đến khi sàn giao dịch chính thức tháng 12 - 2009. Nhưng vẫn khó khẳng định sàn giao dịch thép hấp dẫn giới kinh doanh hay không bởi tất cả đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN nhận định: “Xu hướng đưa các loại sản phẩm quan trọng trong cuộc sống lên sàn là khó tránh khỏi. Vấn đề là làm sao tìm được mô hình hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của giới doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư quy mô lớn”.

Gần 10 năm qua, nhiều sàn giao dịch vẫn loay hoay tìm mô hình đó và cho đến giờ chưa có mô hình nào giúp cho sàn sôi động, tấp nập kẻ bán người mua trong thời gian dài.

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam lo ngại về sàn gạo Hậu Giang: “Khó để sàn giao dịch lúa gạo đem lại hiệu quả như nhà tổ chức mong muốn. Mua bán trên sàn đòi hỏi người giao dịch phải rành máy tính, công nghệ thông tin... nhưng đến nay chẳng có mấy nông dân thông thạo lĩnh vực này. Ý tưởng thành lập chợ gạo mà còn làm chưa xong thì việc thành lập sàn giao dịch lúa gạo rất khó khả thi”.

- Ông Nguyễn Văn Rảnh, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM: Chúng tôi có tìm hiểu tại những hộ nông dân nuôi thủy sản ở Cần Giờ và được biết có nhiều lý do để họ không thích giao dịch qua sàn. Từ lâu họ quen với kiểu thương lái tới tận nơi thỏa thuận được giá là tiền trao cháo múc, khỏi phải mang hàng đi đâu xa. Hơn nữa, giao dịch tại sàn không phù hợp với những nông dân chưa quen với những gì mà họ cho là công nghệ mới, rắc rối.

- Ông Trần Phi Hà, nông dân nuôi tôm tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ TPHCM: Bán cho lái lấy tiền ngay, mối manh quen biết rồi khi nào mình cần mua giống, thức ăn, cải tạo hồ…thì ứng trước trả sau bằng tôm. Lên sàn đâu có làm được vậy. Bán tôm tại đìa giờ nào cũng được, lên sàn phải chờ phiên, chờ người mua rồi có giờ giấc đàng hoàng, mất thì giờ mà tụi tui cũng không quen. Hồi sàn mới mở, thấy cũng lèo tèo nên bà con cũng không ham, riết rồi quên luôn.

(Theo Hà Phan // Tienphong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường lúa gạo VN 2010: Triển vọng trong thách thức
  • Thị trường gạo thế giới: Bão tố sẽ lại nổi lên
  • Ông Đoàn Xuân Hòa - Bộ NN&PTNT: Dự trữ đường ít chứ không thiếu
  • Đừng quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ
  • 2010 - "năm vàng" cho các nước xuất khẩu gạo
  • Thị trường Trung Quốc: tiềm năng lớn, rủi ro nhiều
  • Bảo hộ thương mại leo thang - Đàm phán thương mại toàn cầu bị kéo lùi
  • Siêu thị, trung tâm thương mại: Kênh đầu tư hấp dẫn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo