Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số dự báo về thị trường đường thế giới

Kingsman: Toàn cầu sẽ thiếu hụt đường trong vụ 2010/11

Theo nguồn tin Reuters, công ty tư vấn Kingmsan SA đã điều chỉnh giảm mức dự báo về cán cân cung cầu trên thị trường đường thế giới niên vụ 2010/11 (tháng 4 – tháng 3), theo đó thị trường sẽ thiếu hụt 370.000 tấn đường (Dự báo trước đây là dư thừa 3,52 triệu tấn).

Dự báo về sản lượng đường thế giới được điều chỉnh giảm xuống 165,14 triệu tấn, so với 167,72 triệu tấn dự báo trước đây, trong khi tiêu thụ được điều chỉnh tăng từ 164,20 triệu tấn lên 165,51 triệu tấn.

Indonexia: Sẽ nhập khẩu 2,425 triệu tấn đường trong năm 2011

Theo nguồn tin Reuters, Indonexia sẽ cấp giấy phép nhập khẩu 2,425 triệu tấn đường thô trong năm 2011, tăng 5% so với năm 2010, bởi nhu cầu mạnh từ các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống.

Bộ trưởng Thương mại Mari Elka Pangestu cho biết Indonesia đã lên kế hoạch nhập khẩu đường nhằm đáp ứng nhu cầu đường cho 5 tháng đầu năm 2011, khi Indonesia không có đường sản xuất trong nước.

"Quyết định nhập khẩu đường nhằm tích trữ đường cho 5 tháng đầu năm 2011 đã hoàn tất, nhưng lượng đường dự trữ là bao nhiêu hoặc ai sẽ quản lý việc nhập khẩu và các cảng nào nhận hàng nhập khẩu vẫn phải được xác định," bà cho biết.

Theo tính toán sơ bộ, sản xuất đường kính trong nước năm 2010 dự kiến giảm khoảng 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó là 2,7 triệu tấn do thời tiết bất thường.

Chủ tịch Hiệp hội thương nhân mía đường và lúa mì Indonesia (Apegti), Natsir Mansyur, dự đoán trước đó rằng trữ lượng đường của nước này sẽ giảm khoảng 400.000 tấn vào cuối năm nay. Ông đề nghị chính phủ ngay lập tức ban hành giấy phép nhập khẩu hàng hóa khi giá đường trên thế giới vẫn còn thấp. "Tốt hơn hết, chính phủ nên cấp phép để chúng tôi có thể nhập khẩu đường ngay bây giờ với giá rẻ mặc dù chỉ có thể nhập khẩu trong tháng 1, để không phá giá đường trong nước," ông cho biết.

Ông cho biết giá đường kính giao lên tàu (giá fob) trên thế giới hiện nay đang ở mức 540 USD/tấn, trong khi giá fob vào giữa tháng 8 chỉ khoảng 450 USD/tấn.

"Vào cuối năm giá thường tăng và giá đường có thể lên đến 700 USD/tấn vào tháng 12," ông cho biết.

Philippines: Sản lượng đường năm 2011 có thể giảm 5%

Sản lượng đường của Philippines niên vụ kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2011, có thể giảm 5% xuống còn 1,87 triệu tấn, theo ước tính sơ bộ của Cơ quan quản lý mía đường của Philippines (SRA).

Giám đốc cơ quan SRA là Maria Regina Bautista-Martin đã nhấn mạnh rằng sụt giảm sản lượng dự kiến là do hiện tượng thời tiết El Nino đã làm chậm tiến trình trồng mía.

Tuy nhiên vị lãnh đạo của SRA nói rằng dự đoán sản lượng đường trong năm 2010-11 chỉ là mang tính sơ bộ và cơ quan sẽ có ước tính chắc chắc hơn vào tháng 11.

SRA đã lưu ý là sản lượng dự báo cho năm 2011 thấp hơn mức tiêu dùng dự đoán, vốn vào khoảng 2,1 triệu tấn.

Mặc dù vậy, SRA vẫn chưa thể nói được liệu Philippines có phải dựa vào nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt này hay không.

Sản lượng đường của vụ thu hoạch kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2010 đã đạt được 1,97 triệu tấn, giảm 6,1% so với 2,1 triệu tấn của vụ thu hoạch kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2009.

SRA đã dự đoán sản lượng đường của vụ vừa qua đạt đến mức 2,18 triệu tấn, nhưng do hạn hán đã xảy ra trên khắp các vùng đất trồng trọt đã làm hại đến mùa màng.

Trong khi đó, bà Martin cho rằng ngành miá đường ở Philippines sẽ có thể gặp nhiều thách thức trước chế độ thương mại tự do ở Đông Nam á vào năm 2015, khi mía đường buôn bán theo khung thương mại tự do Asean sẽ giảm xuống 5%.

Ấn Độ: Xuất khẩu đường đạt 570.000 tấn

Theo báo cáo của các quan chức chính phủ và thương mại Ấn Độ, chính phủ nước này đã cho phép XK 570.000 tấn đường kể từ tháng 9/2010.

Ấn Độ, nước tiêu thụ đường hàng đầu thế giới và nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil, đã phải nhập khẩu đường trong năm vừa qua, khi hạn hán ảnh hưởng tới sản lượng.

Năm nay, khi mùa mưa trở lại bình thường, Ấn Độ đã nới lỏng lệnh cấm XK khi bán 200.000 tấn đường cho Pakistan vào tháng 9 - chuyến hàng XK đầu tiên vào năm nay cho nước láng giềng này. Một trong các quan chức chính phủ cho biết New Delhi sẽ cho phép XK thêm nữa nhưng chỉ sau tháng 12 - khi mùa lễ hội ở Ấn Độ kết thúc.

Giá đường thô tại Mỹ ngày 7/12 ở mức 640 USD/tấn. Trong tháng 11/2010, giá đường thô tại New York đã có lúc lên tới 805 USD/tấn - cao nhất trong 30 năm qua.

Thái Lan: Xuất khẩu đường giảm 5% vì nhu cầu trong nước tăng

Xuất khẩu đường của Thái Lan, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ giảm 5% vào năm 2011 vì nhu cầu người mua trong nước cao hơn, theo Cơ quan Mía đường Thái Lan.

Tổng lượng hàng xuất khẩu có thể đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2010 so với 4,63 triệu tấn trong năm nay và 5,1 triệu tấn trong năm 2009, Tổng thư ký Tapaneeyangkul Prasert cho biết trong buổi phỏng vấn. Phân bổ lượng đường tiêu thụ trong nước sẽ tăng lên 8,7% đạt 2,5 triệu tấn trong năm tới, Prasert cho biết qua điện thoại.

Xuất khẩu của Thái thấp hơn sẽ gây khan hiếm nguồn cung và có thế làm tăng giá đường thô, do thời tiết xấu tại Brazil – nước sản xuất đường lớn nhất thế giới. Lượng xuất khẩu 4,4 triệu tấn sẽ là mức thấp nhất của Thái Lan tính từ năm 2006, theo dữ liệu trên website của Cơ quan Mía đường.

Sản lượng mía trong niên vụ từ cuối tháng 11 có thể sẽ giảm xuống còn 65 triệu tấn, ông Prasert cho biết, thấp hơn 5% so với niên vụ hiện tại đạt khoảng 68,5 triệu tấn. Tuy nhiên, những cơn mưa gần đây có thể giúp tăng năng suất lên đạt 105 kg/tấn mía so với mức 99 kg/tấn mía, ông cho biết.

“Sản lượng sẽ không thấp hơn con số 60 triệu tấn được ước tính trước đó, vì lượng mưa nhiều sẽ cải thiện năng suất sau khi đất nước đã đối mặt với hai năm khô hạn liên tiếp”, Prasert cho biết. Ước tính thiệt hại 100.000 tấn mía trong nạn lũ lụt gần đây.

Thặng dư đường thô toàn cầu có thể ở mức 2 triệu tấn trong năm 2010 – 2011, giảm so với 3,22 triệu tấn được ước tính vào 2 tháng trước, Sergey Gudoshnikov, nhà kinh tế học của Tổ chức Đường Quốc tế có trụ sở tại London cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày 26/10.

Australia: Sẽ xuất khẩu 2,4 triệu tấn đường thô năm 2010/11

Xuất khẩu đường thô từ Australia – một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới, có thể sẽ giảm 1/4 trong năm 2010/11 do thời tiết ẩm ướt nhất trong vòng 20 năm.

Một quan chức của Công ty Queensland Sugar Ltd (QSL), John Bird, cho biết, công ty này xuất khẩu 2,4-2,6 triệu tấn, song mưa vẫn tiếp diễn nên khả năng sẽ chỉ đạt tối đa 2,4 triệu tấn”. Queensland Sugar Ltd là công ty xuất khẩu nhiều đường nhất Australia.

Trong năm kết thúc vào tháng 6/2010, Australia xuất khẩu 3,2 triệu tấn đường thô sang Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều khách hàng châu Á khác.

Trung Quốc: lo ngại thiếu đường và dự trữ thấp

Theo nguồn tin Reuters dẫn bài đăng trên báo China Securities Journal, Trung Quốc sẽ thiếu trên 2 triệu tấn đường trong niên vụ này, là năm thứ 3 liên tiếp thiếu cung, do mức tăng tiêu thụ vượt mức tăng sản lượng.

Nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn thứ 3 thế giới này cũng đang trong tình trạng dự trữ giảm, có thể buộc Trung Quốc phải tìm mua đường từ nước ngoài trong năm tới để lấp đầy kho dự trữ, sau khi nhập khẩu đã tăng 60% trong 10 tháng đầu năm nay lên kỷ lục 1,6 triệu tấn.

Các thương gia dự báo Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu khi giá đường thế giới giảm xuống khoảng 20 US cent/lb.

Tiêu thụ đường thế giới năm 2010/2011 chắc chắn sẽ tăng 6,2% lên 14,62 triệu tấn, trong khi sản lượng đường trong nước ước khoảng 11 triệu tấn. Như vậy, lượng chênh lệnh lên tới hơn 2 triệu tấn.

Hiện Chính phủ Trung Quốc chỉ còn lại khoảng 1 triệu tấn đường dự trữ sau khi bán 2,1 triệu tấn kể từ năm 2009, thấp hơn nhiều mức bình thường là khoảng 4 triệu tấn (đủ dùng cho 3 tháng – mức dự trữ an toàn). Thậm chí một số thương gia và nhà phân tích cho rằng dự trữ của Chính phủ sẽ chỉ còn khoảng 500.000 tấn.

Vụ mùa đường ở Trung Quốc bắt đầu vào tháng 10, và các nhà máy đường sẽ kết thúc việc ép mia vào cuối tháng 4.

Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 400.000 tấn từ Cuba theo một thoả thuấn phương. Ngoài ra Trung Quốc cũng nhập khẩu từ Ấn Độ và Brazil.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo