Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mục tiêu “vừa tầm” trong xuất khẩu

Khi năm 2008 khép lại với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 62 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 (mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây), thì việc hạ mục tiêu phấn đấu xuống 13% trong năm 2009 là bước điều chỉnh nhằm thích ứng với thực tế.
Tuy vậy, trước những diễn biến theo chiều hướng xấu đi rất nhanh của thị trường thế giới, mục tiêu này càng là thách thức lớn, nên cần được tiếp tục điều chỉnh. Suy đoán này dựa trên 4 căn cứ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giá cả hàng hoá thế giới "rơi tự do" chính là khó khăn lớn nhất phải đối mặt trong việc thực hiện mục tiêu tăng xuất khẩu 13% của năm 2009.
Trước hết, thay vì chỉ giảm gần 6,3% như dự báo hồi tháng 10, mới đây nhất Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, giá cả hàng hoá thế giới nói chung trong năm 2009 sẽ rơi tự do 21,4% so với năm 2008. Trong đó,giá dầu mỏ thế giới sẽ giảm 31,8%, còn cặp số liệu này của nhóm hàng phi dầu mỏ là 6,2% và 25,5%. Có nghĩa là, mặt bằng giá cả thế giới năm 2009 sẽ trở lại mức gần giống như năm 2007.

Trong điều kiện giá cả hàng hoá thế giới giảm sâu như vậy, việc tốc độ tăng xuất khẩu sẽ bị "co lại" nhiều hơn là đương nhiên. Việc tốc độ tăng kim ngạch nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta từ tháng 7 đến nay đã bị "co lại" đáng kể, trong khi tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu vẫn được duy trì cũng không nằm ngoài lý do giá cả hàng hoá thế giới tụt dốc sau khi đã lên tới mức "đỉnh" vào thời điểm này.

Nói cách khác, thay vì được sốt nóng giá cả thế giới "khuyếch đại" lên rất nhiều những năm gần đây, tốc độ tăng xuất khẩu đương nhiên sẽ bị "co lại" khi tác nhân này không còn. Do vậy, xét về lý thuyết, hoàn toàn có thể "lấy lượng bù giá" để đạt được mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, đây là điều không dễ bởi hoặc là đòi hỏi không ít thời gian, hoặc do khối lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng đã "đụng trần"...

Thứ hai, tuy nói là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tâm điểm của cuộc khủng hoảng và suy thoái này lại chính là 3 trung tâm kinh tế thế giới, đồng thời lại chính là 3 thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta, nên duy trì được các thị trường này đã là điều không dễ, còn khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này để đạt được tốc độ tăng 13% là rất khó khăn.

Trước hết, vẫn theo dự báo của IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước phát triển năm 2009 lần đầu tiên đạt mức "âm" 0,3% trong vòng 30 năm trở lại đây, trong đó Mỹ giảm 0,7%; khu vực đồng euro giảm 0,5% và Nhật Bản giảm 0,2%, còn nhập khẩu hàng hoá của nhóm nước này cũng giảm 0,1%, nên nhập khẩu hàng hoá của cả 3 trung tâm kinh tế thế giới này cũng giảm mạnh hơn.

Các số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, trong cuộc suy thoái kinh tế thế giới gần đây nhất, riêng Mỹ đã cắt giảm nhập khẩu hàng hoá trên 80 tỷ USD, còn Nhật Bản và EU cùng cắt giảm trên 30 tỷ USD, nên nguy cơ hàng hoá của nước ta xuất khẩu sang các thị trường này cũng bị cắt giảm là điều hoàn toàn có thực. Có thể nói, đây chính là điều không may đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta giống hệt như 10 năm trước.

Thứ ba, trong bối cảnh đồng loạt gặp khó khăn ở các thị trường chủ yếu, việc chuyển hướng thị trường để tăng tốc xuất khẩu là hiển nhiên, nhưng chúng ta sẽ gặp khó khăn "kép" rất lớn, nên khó có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra. Đó là, công cuộc chuyển hướng thị trường không bao giờ là việc dễ dàng, mà đòi hỏi không ít thời gian. Bên cạnh đó, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, có lẽ không một nền kinh tế nào lại không bị ảnh hưởng tiêu cực, nên công việc mở rộng thị trường của chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn.

Thứ tư, bài học kinh nghiệm hai lần nước ta đối mặt với khủng hoảng kinh tế khu vực và suy thoái kinh tế thế giới gần đây nhất đều cho thấy, xuất khẩu chính là hoạt động gặp khó khăn đầu tiên. Đó là, liên tục ba năm 1994-1996 chính là giai đoạn "hoàng kim" với tốc độ tăng 33,16 -35,81% trong 20 năm trở lại đây của nước ta, nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực bùng phát giữa năm 1997, "đoàn tàu xuất khẩu" của nước ta đã chững lại với tốc độ tăng chỉ còn 26,59%, còn năm 1998, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực lên tới đỉnh điểm thì tốc độ tăng này rơi tự do xuống chỉ còn 1,91% - mức "đáy" trong vòng 20 năm trở lại đây.

Tiếp theo, trong lần đối mặt với suy thoái kinh tế thế giới gần đây nhất, thậm chí trước thời điểm diễn ra sự kiện "ngày 11/9", tốc độ tăng xuất khẩu của nước ta vẫn còn 10,5% và chúng ta từng hy vọng tăng tốc trong 3 tháng cuối năm như "thông lệ" hàng năm để cả năm đạt 10,7%, nhưng thực tế đã rơi tự do trong chính thời gian rất ngắn này và kéo tốc độ tăng cả năm cũng rơi tự do xuống chỉ còn 3,77%.

Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, xuất khẩu sẽ bị tác động mạnh nhất. Việc tốc độ tăng xuất khẩu của nước ta liên tục "bị mất điểm" trong những tháng vừa qua cũng không phải là ngoại lệ. Do vậy, gần như chắc chắn đó chỉ mới là "khúc dạo đầu", bởi khủng hoảng tài chính cho dù đã qua mức "đỉnh" như hai nhà đầu tư lừng danh thế giới G. Soros và W. Buffett nhận định, thì những khó khăn chồng chất đối với nền kinh tế thế giới còn kéo dài.

(Theo báo Đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Chưa dễ thâm nhập thị trường
  • Sớm có các tiêu chí cấp phép cụ thể
  • Nhìn lại diễn biến giá cả 2008: Hai nỗi lo “trái dấu”
  • Đà Lạt: Thị trường hoa tết sẽ biến động?
  • Vẫn có những “rào cản” cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
  • Gợi ý từ Nhật Bản
  • Mở cửa thị trường bán lẻ : NTD hưởng lợi !
  • Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo