Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người Việt có “sính hàng ngoại”?

Hàng hóa sản xuất trong nước ngày một nhiều, phong phú về kiểu dáng và chất lượng ngày càng được nâng lên, nhưng tại sao hàng ngoại vẫn có sức hút mãnh liệt đối với người tiêu dùng trong nước?

Năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu gạch ốp lát khoảng 70 triệu USD, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 51 triệu USD, trong đó sứ vệ sinh chiếm khoảng 2,1 triệu USD. Cùng  với số hàng nhập chính ngạch, còn có hàng nhập tiểu ngạch và hàng lậu với số lượng lớn. Các loại gạch dùng trong xây dựng dân sinh hàng nội không hề thiếu thậm chí có cả hàng xịn nhưng hàng nhập từ Trung Quốc vẫn bán chạy, đơn giản vì nó qúa rẻ.

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, gạch men lát nền của Trung Quốc trung bình giá 180. 000 đồng/m2(loại 60 x 60 cm), trong khi hàng Việt Nam cùng loại giá 240.000 đồng/m2. Với giá rẻ hơn 60.000 đồng/m2 gạch lát nền, thật hiếm người tiêu dùng nào chỉ vì yêu hàng nội để mất thêm số tiền này?

Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu lớn của Việt Nam và nổi tiếng hàng thế kỷ nay nhưng vẫn lụn bại ngay trên sân nhà. Năm 2008, Phú Quốc sản xuất khoảng 15 triệu lít nước mắm, thì năm 2009, sản lượng chỉ đạt 7,9 triệu lít, giảm gần phân nửa. Nước mắm Phú Quốc giảm về sản lượng được xác định là do thị trường tiêu thụ bị thả nổi, hàng giả, hàng nhái cạnh tranh, chất lượng nước mắm không được kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác việc quy hoạch, định hướng phát triển bền vững nghề làm nước mắm truyền thống chưa được các nhà sản xuất và địa phương này quan tâm đúng mức. Năm 2001, có 89 nhà sản xuất thuộc Hội Nước mắm Phú Quốc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng chỉ về chất lượng, nhưng trên thì trường hiện nay có không dưới 400 cơ sở sản xuất nước mắn lớn nhỏ gắn mắc thương hiệu nước mắm Phú Quốc. Chất lượng nước mắm Phú Quốc giả đã làm cho người tiêu dùng trong nước chán với nước mắm Phú Quốc, điều này làm cho những nhà sản xuất chân chính điêu đứng.  

Hàng ngoại đắt giá trong khi hàng nội không thu phục được người mua, tại sao? Ông Nguyễn Hoài Bắc, giám đốc Công ty TNHH Thương Mại Bắc Âu cho rằng, hàng nội mẫu mã đa dạng nhưng thiếu bản sắc, thiếu tính sắc sảo, chất lượng không cao, thậm chí kém, trong khi nhiều hàng ngoại giá cả hợp lý, bền, đẹp và người mua còn được hậu mãi rất chu đáo.

Khi hàng hóa trong nước sản xuất ra, kinh phí để chi cho khâu tiếp thị, quảng cáo rất thấp (chỉ từ 1-4% trên tổng giá trị giá thành, trong khi ở nước ngoài từ 7-25%), nhà sản xuất thiếu sự quan tâm đến khách hàng, hàng nội bị sức ép bởi hàng lậu, hàng giả cùng loại bán với giá cực rẻ.        

Người Việt có “sính” hàng ngoại?

Theo khảo sát của đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh vừa mới thực hiện, tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng về hàng Việt Nam còn ở mức rất thấp. Cụ thể, tỷ lệ hài lòng về chất lượng hàng Việt Nam chiếm có 2,2%; về mẫu mã chiếm 1,8%, mức độ đa dạng là 7,6%. Một kết quả điều tra, nghiên cứu  về thị trường TP. Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Savills Việt Nam cũng cho thấy, xu hướng tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam có nhu cầu lớn đối với các thương hiệu cao cấp, các cửa hàng nhượng quyền quốc tế, riêng hàng hóa nội địa chỉ có hàng chất lượng cao mới thu hút được khách hàng.  

Ngoài không được hậu mãi chu đáo, người tiêu dùng trong nước còn mệt mỏi vì mua hàng nội hay dính với hàng giả, từ đó sự yêu mến hàng Việt bị giảm dần. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh cho biết, hiện nay quyền của người tiêu dùng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng, phổ biến, với tính chất phức tạp và đa phần quyền lợi của người tiêu dùng khi đụng phải hàng giả đều không được đền bù thỏa đáng.

Nạn hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay diễn ra rất phổ biến, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng. Mặt hàng vi phạm đa dạng về chủng loại, từ hàng chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ hàng tiêu dùng đến nguyên liệu, tư liệu sản xuất. Đặc biệt các mặt hàng như rượu, thuốc lá, tân dược, phân bón, giống cây trồng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng và sản suất với mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, người tiêu dùng rất khó nhận biết. Thống kê của Cục quản lý thị trường, năm 2009 gần 3000 vụ hàng giả được phát hiện và xử lý, trong đó hàng nội bị vi phạm chiếm gần 65%.

Ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hàng giả nhiều và ngày càng gia tăng là do nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ chưa cao, người tiêu dùng Việt Nam chưa có ý thức đấu tranh chống hàng giả, ngại va chạm và tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật. Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ do vậy họ không đăng ký và xác lập quyền sở hữu cho hàng hóa của mình, đã tạo điều kiện cho đối tượng làm hàng giả lợi dụng. Khi hàng hóa bị làm giả, các doanh nghiệp chưa chủ động đấu tranh chống hàng giả, thiếu các biện pháp thông báo, tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không nhiệt tình với các cơ quan chức năng để xử lý khi bị xâm phạm về sở hữu trí tuệ hàng hóa do mình sản xuất.

Ông Bạnh Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đề xuất, người tiêu dùng có quyền không mua hàng hóa không đảm bảo chất lượng, mà chọn hàng hóa chất lượng để vừa có lợi cho mình và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên khi quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại thì họ hầu như không được bảo vệ, thậm chí nhiều vụ khi người tiêu dùng cất công đi khiếu nại nhà sản xuất nhưng không có kết quả. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều có Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, thế nhưng kết qủa giải quyết thành công các đơn thư khiếu nại về chất lượng hàng hóa chỉ đạt xấp xỉ 20% trong tổng số vụ đã thụ lý. Đây cũng là một lý do cơ bản nữa góp phần làm cho người tiêu dùng Việt ngày càng quay lưng với hàng Việt.

Người tiêu dùng trong nước không “sính” hàng ngoại, chỉ do hàng hóa sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của họ mà thôi, thêm nữa còn là sự quan tâm chưa đúng cách của nhà sản xuất hàng hóa.

(Báo Công Thương)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tấn đường?
  • Trung Quốc: “Giá rau quả tăng, sao không ăn thịt?”
  • Tăng thuế xuất khẩu gỗ: còn phải chờ
  • Doanh nghiệp xuất khẩu đang "ăn thịt" chính mình
  • Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu
  • Tăng độ bao phủ hàng Việt ở Campuchia
  • Phấn đấu năm 2010 xuất khẩu nghêu, sò huyết đạt 70 tỉ đồng
  • Việt Nam cải thiện 18 bậc chỉ số thúc đẩy thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo