Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu nông sản từ Mỹ: Đã đến ngày “hái quả”... cho phía Mỹ

Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ của một doanh nghiệp ở TPHCM. Ảnh: Sơn Nghĩa.

Kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Mỹ tăng đột biến trong quí 1-2010 được lý giải là do quốc gia này đang hỗ trợ các doanh nghiệp của họ đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn, theo các chuyên gia về thương mại, “Mỹ bắt đầu thu hoạch những thành quả của họ, sau nhiều năm xúc tiến nhập khẩu nông sản Mỹ ở thị trường Việt Nam”.

Bên cạnh đó, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước khan hiếm do mất mùa, bởi những biến động bất thường của thời tiết trong thời gian qua. Khoai mì bị ảnh hưởng bão lụt vào năm trước, nên sản lượng sút giảm. Những sản phẩm khác như đậu nành, ngô... đều bị sâu bệnh phá hại và diện tích trồng thưa thớt nên năng suất giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa được tốt, nằm rải rác ở nhiều tỉnh thành khác nhau, nên chi phí vận chuyển của doanh nghiệp đội lên cao, khi mua nguyên liệu trong nước. “Vài năm trước, công ty chỉ nhập 30% nguyên liệu, hiện công ty phải nhập khẩu 80% nguyên liệu”, ông Linh nói.

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Các mặt hàng nông sản, liên quan đến nông nghiệp tăng mạnh trong quí 1-2010, theo nhiều doanh nghiệp trong ngành, là do chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Theo đó, các doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong ngành nông nghiệp được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Ông Tạ Trung Linh, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi) ở Đồng Nai, cho biết ngành nông nghiệp Mỹ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, nên giá cả hàng hóa “mềm” hơn mọi năm.

Cụ thể, giá bã đậu nành nhập khẩu năm ngoái ở mức 1.000 đồng/ki lô gam, hiện đã giảm xuống còn 800 đồng/ki lô gam. Nguyên liệu lúa mì nhập khẩu từ Mỹ cũng chỉ ở mức 4.700 đồng/ki lô gam, doanh nghiệp dùng lúa mì để thay thế cho ngô (bắp) bán ở Việt Nam với giá 5.500 đồng/ki lô gam.

Do giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi nhập từ Mỹ rẻ hơn trung bình từ 20-30% so với nguyên liệu cùng loại ở thị trường nội địa, nên nhiều doanh nghiệp ưu tiên nhập khẩu những nguyên liệu này từ Mỹ. Việt Nam không sản xuất được nguyên liệu quan trọng nhất là khô dầu đậu nành (chiếm 20% trong công thức chế biến thức ăn chăn nuôi), Mỹ lại có lợi thế về sản phẩm này, nên lượng nhập khẩu trong bốn tháng đầu năm nay đã tăng đột biến.

Mỹ trở thành thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu cho ngành này trong bốn tháng đầu năm 2010 đã lên đến 768 triệu đô la Mỹ, tăng 81,7% so với cùng kỳ năm 2009. Đến hết tháng 4-2010, Mỹ đã vượt qua Ấn Độ và Argentina vươn lên trở thành thị trường cung cấp lớn nhất nhóm hàng này cho Việt Nam với kim ngạch đạt 185 triệu đô la Mỹ, tăng 350% so với bốn tháng năm 2009. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu ngũ cốc và trái cây ở TPHCM cũng cho hay, Hiệp hội Ngũ cốc của Mỹ đã bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu vào các quốc gia châu Á. Đơn cử, nhiều năm qua, doanh nghiệp ông thường nhập khẩu nguyên liệu đậu nành của Argentina. Nhưng năm nay, nguyên liệu này của Mỹ lại được ưa chuộng nhất, do giá rẻ hơn và số lượng, chất lượng ổn định hơn.

Những năm trước, bạn hàng nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Mỹ với số lượng lớn là Trung Quốc và Indonesia. Việt Nam luôn được coi là thị trường nhiều tiềm năng với khối lượng nông sản nhập khẩu tăng đều mỗi năm. “Năm nay chúng tôi được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn về giá cũng như được ưu đãi về thời gian giao hàng khi nhập khẩu các sản phẩm ngũ cốc từ Mỹ”, vị giám đốc trên cho biết. Việc Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào Việt Nam cũng là “bước khởi đầu” trong cuộc cạnh tranh với những quốc gia chuyên xuất khẩu nông sản vào Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ Mỹ cũng tăng đột biến trong quí 1-2010. Theo ông Lê Trí Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đức Lợi, chuyên xuất khẩu gỗ ở Bình Dương, hiện công ty phải nhập 30% nguyên liệu gỗ từ thị trường Mỹ, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu gỗ trong quí 1 tăng mạnh là do ngành kinh doanh gỗ xẻ của Mỹ bị thua lỗ nặng trong năm 2009 bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, nên việc khai thác bị đình trệ.

Đầu năm 2010, nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các quốc gia chế biến gỗ xuất khẩu tăng mạnh, cầu đã vượt cung, do những doanh nghiệp gỗ chỉ bán hàng tồn từ năm ngoái mà không khai thác thêm. Đây là lý do khiến doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu gỗ từ thị trường này, tránh nguy cơ giá gỗ nguyên liệu tăng. Ngoài ra, việc “giải phóng” hàng tồn kho của ngành gỗ nguyên liệu Mỹ cũng làm giá gỗ nguyên liệu của thị trường này rẻ hơn so với những quốc gia khác từ 5-10%, nên lượng gỗ nhập khẩu của Việt Nam tăng gần 107% từ thị trường này trong quí 1-2010.

Đã đến ngày... hái quả

Gần 10 năm nay, các doanh nghiệp Mỹ đã âm thầm xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào Việt Nam, với những hỗ trợ tối đa của chính quyền Mỹ thông qua các tổ chức, hiệp hội nông nghiệp Mỹ.

Đây là thời điểm mà phía Mỹ “hái quả” sau nhiều năm “gieo trồng” ở Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam nhập siêu các mặt hàng nông sản khi làm ăn với Mỹ là điều “không chóng thì chày sẽ xảy ra”. Tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra, vì những sản phẩm nông nghiệp mà Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam, đa phần Việt Nam không có, hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ông Nguyễn Văn Sanh, chủ đại lý bán thức ăn chăn nuôi ở Lái Thiêu, Bình Dương, nhiều năm nay chỉ ưu tiên bán những mặt hàng thức ăn thủy sản, gia súc mang thương hiệu Mỹ. “Sản phẩm của họ chất lượng ổn định, mỗi năm những đại lý như tôi và những nông dân dùng sản phẩm này đều được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, bán hàng ở Mỹ”. Ông Sanh giải thích đơn giản vì sao ông ưu tiên phân phối những sản phẩm trên.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong ba tháng đầu năm, các doanh nghiệp Mỹ đã xuất khẩu hàng nông sản, nguyên liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp sang Việt Nam đạt 417 triệu đô la Mỹ, tăng tới 79,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, hàng nông sản Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ chỉ tăng có 10,58% lên 339,3 triệu đô la Mỹ trong quí 1-2010. Và những chủ đại lý phân phối các mặt hàng liên quan đến nông nghiệp như ông Sanh và cả những nông dân Việt Nam đã được hưởng lợi từ những chương trình hỗ trợ của Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, làm ăn với Mỹ, doanh nghiệp trong nước sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài việc giá rẻ, chất lượng ổn định, doanh nghiệp và các hiệp hội nông nghiệp Mỹ luôn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông tin thị trường của từng ngành hàng mà doanh nghiệp quan tâm.

Ông Linh thừa nhận, làm ăn với Mỹ, người chăn nuôi và doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn. Cụ thể, Hiệp hội Ngũ cốc Mỹ thường xuyên hỗ trợ nông dân, đài thọ chi phí toàn phần hoặc bán phần cho nông dân các nước đi tham quan các trang trại nước ngoài để phát triển nông nghiệp. Họ tổ chức hội thảo, trang bị cho nông dân kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất sản phẩm với công nghệ mới tiết kiệm chi phí. Và dĩ nhiên, những buổi hội thảo này, những sản phẩm nông nghiệp của Mỹ luôn được giới thiệu với người nông dân và doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra hào hứng với việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Mỹ với giá rẻ. Nhưng về lâu dài, các chuyên gia trong ngành cảnh báo, nếu không có những giải pháp kịp thời cho vấn đề này, nguy cơ... ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ thất bại ngay trên sân nhà. Cụ thể, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ biến mất trong tương lai. Khi kinh tế phát triển, lối sống công nghiệp định hình, thói quen của người tiêu dùng thay đổi chuyển sang dùng những sản phẩm thịt đông lạnh. Thời điểm đó, Việt Nam sẽ không còn nhập nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi nữa, mà nhập thịt đông lạnh thành phẩm từ Mỹ là điều khó tránh.

(Theo Sơn Nghĩa // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giầy dép trong nước giành lại thị trường nội địa
  • Giá gạo sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới
  • Việt Nam cần nắm bắt những thị trường xuất khẩu mới
  • Xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010: Mừng nhưng chưa hết lo
  • Giá gạo sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới
  • Lo thị trường bán lẻ rơi vào tay tập đoàn nước ngoài
  • Giá tăng, dân hết cà phê
  • FAO cảnh báo Trung Mỹ sẽ thiếu hụt lương thực trầm trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo