Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có chiều hướng tăng

Trong tháng 7/2009, kim ngạch nhập khẩuhàng tiêu dùng đạt 399,1 triệu USD, tương đương 6,3% tổng kim ngạch củacả tháng. Đáng chú ý, nếu so với mức nhập khẩu trung bình trong 6 thángđầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng trong tháng 7 cao hơn12,1%. Đây có thể là tín hiệu cho thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng bắt đầubước vào giai đoạn tăng trưởng, hệ quả tất yếu của việc kinh tế đã bướcqua giai đoạn khó khăn và người tiêu dùng nới lỏng chi tiêu. Tính chung7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt gần 2,535tỷ USD, chiếm 7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đồđiện, điện tử gia dụng và lương thực-thực phẩm: 2 nhóm hàng này chiếmtổng cộng 79,1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng 7 tháng đầu nămnay, tương đương với hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm trongtháng 7, xuống còn 74,2%. Cả tháng 7, kim ngạch nhập khẩu 2 nhóm hàngnày đạt 296,3 triệu USD.

So với mức nhập khẩu trung bình trong 6 tháng đầu năm, kim ngạchnhập khẩu đồ điện tử gia dụng chỉ tăng 3,4%; lương thực - thực phẩmtăng 5%, đều thấp hơn mức tăng chung.
        
Có thể thấy rằng đây là hệ quả tất yếu của xu hướng cắtgiảm chi tiêu trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Đáng chú ý, là các mặthàng chủ lực trong nhóm này đều có mức giảm khá. So với mức NK trungbình 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch NK điện thoại di động giảm 15,2%;Băng đĩa nhạc, dụng cụ điện gia đình giảm 6,9%; Chế phẩm từ trái câygiảm 15%; Chế phẩm từ rau quả giảm 15,4%; Gạo các loại giảm 37,2%;Sôcôla và các chế phẩm thực phẩm ăn được khác có chứa ca cao giảm 19,6%.
         
Phương tiện đi lại: đây là nhóm có mức tăng cao nhất.Trong tháng 7, kim ngạch NK của nhóm này chiếm tới 13,4% tổng kim ngạchNK trong khi 7 tháng đầu năm chỉ chiếm có 9,9%. Các loại ôtô dưới 10chỗ ngồi NK nguyên chiếc trong tháng 7 có mức tăng trưởng  kỷ lục vớikim ngạch đạt trên 45 triệu USD, trong khi 6 tháng đầu năm kim ngạchnhập khẩu mới chỉ đạt 160 triệu USD. So với mức NK trung bình 6 thángđầu năm, kim ngạch NK ôtô nguyên chiếc dưới 10 chỗ trong tháng 7 đãtăng tới 120,3%- mức tăng cao nhất trong số các mặt hàng tiêu dùng NKtrên 10 triệu USD/tháng.

Đồ gia dụng: So với kim ngạch NK trung bình 6 tháng đầunăm, kim ngạch NK đồ gia dụng tăng 35%. Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm nàytrong tháng 7 không tăng quá mạnh, đạt 4,6%, so với mức 3,9% tính chungcả 7 tháng. Từ đầu năm đến nay, NK các mặt hàng thuộc nhóm đồ gia dụngmới chỉ đạt 99,2 triệu USD. Trong nhóm này, trừ 2 mặt hàng là sản phẩmgỗ và hàng thủ công mỹ nghệ (sản phẩm từ rơm, cỏ giấy, liễu gai, songmây…) là giảm so với mức trung bình 6 tháng đầu năm, còn lại các mặthàng khác NK đều tăng khác mạnh, dù kim ngạch vẫn còn thấp. Các mặthàng có mức tăng mạnh gồm có: Đồ gốm, sứ tăng 97,5%; Bồ đồ ăn, dụng cụđồ nghề bằng kim loại thường tăng 63,3%; sản phẩm từ sắt thép tăng58,1%; sản phẩm bằng nhựa tăng 44,4%; Sản phẩm bằng da thuộc tăng34,6%; Sản phẩm bằng nhôm 32,5%; sản phẩm bằng giấy, bột giấy tăng26,6%...
         
Đồ nội thất (giường, tủ, bàn, ghế…); Bộ đồ giường; Đèncác loại: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7 đạt 2,89 triệu USD, tínhchung cả 7 tháng đầu năm đạt 13,8 triệu USD. Đây là nhóm hàng có mứctăng khá mạnh, kim ngạch NK trong tháng 7 cao hơn mức trung bình trong6 tháng đầu năm tới 58,8%.
         
Hàng may mặc, giày dép: Tỷ trọng của nhóm này trong tổngNK hàng tiêu dùng khá thấp, 7 tháng đầu năm chỉ chiếm có 1,4% và trongtháng 7 chiếm 1,6%. Nhóm hàng này cũng có chiều hướng tăng khi mà kimngạch NK trong tháng 7 tăng 29,1% so với mức trung bình 6 tháng đầunăm, đạt hơn 6,4 triệu USD.
         
Trong tháng 7, tính chung mặt hàng quần áo và hàng maymặc các loại đạt kim ngạch 2,67 triệu USD, chỉ tăng 12,2%, thấp hơn sovới mức tăng chung của cả nhóm. Mặt hàng giày dép cũng chỉ tăng 18,4%,đạt kim ngạch 1,45 triệu USD. Dự báo NK 2 mặt hàng này cũng sẽ tăngchậm trong 6 tháng cuối năm.
         
Hàng tạp hoá: Kim ngạch 7 tháng đạt 7,58 triệu USD,tương đương có 0,3% tổng NK. Tuy nhiên, riêng trong tháng 7 kim ngạchđã đạt 1,56 triệu USD, như vậy là cao hơn mức trung bình 6 tháng đầunăm tới 56%. Trong số các loại hàng tạp hoá NK từ đầu năm đến nay, đángchú ý là tỷ trọng rất lớn của mặt hàng tạp hoá chế tác từ kim loạithường, mặt hàng này chiếm trên 80% tỏng kim ngạch NK nhóm hàng này.

Số liệu nhập khẩu hàng tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2009

Nhóm hàng/chủng loại
7 tháng đầu năm 2009
 
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng
Tổng
2.534.999.344
100,0%
Đồ điện, điện tử gia dụng
1.204.548.687
47,4%
Băng đĩa nhạc, dụng cụ điện gia đình
745.743.607
29,4%
- Trong đó: Điện thoại di động
536.931.692
21,2%
Máy móc thiết bị điện gia đình
451.224.276
17,8%
Kính, máy ảnh
3.813.998
0,2%
Đồ chơi, dụng cụ thể thao
15.697.037
0,6%
Đồ gia dụng
99.207.947
3,9%
Các s.p bằng giấy, bột giấy
26.593.359
1,0%
S.p bằng nhựa
17.799.905
0,7%
Các s.p bằng sắt hoặc thép
13.846.131
0,5%
Các s.p bằng thủy tinh
12.763.247
0,5%
S.p bằng cao su
8.617.740
0,3%
Đồ gốm, sứ
4.489.508
0,2%
Bộ đồ ăn, dụng cụ bằng kim loại thường
2.974.102
0,1%
Các s.p bằng nhôm
1.747.126
0,1%
Các s.p bằng đồng
732.200
0,0%
Các mặt hàng bằng gỗ
223.900
0,0%
Đồ trang sức, kim hoàn, ngọc trai
1.043.348
0,0%
Đồ nội thất (giường, tủ….); Đèn các loại
13.799.737
0,5%
Xà phòng, chất tẩy rửa, chất đánh bóng và nến
10.314.372
0,4%
Hàng may mặc, giầy dép
36.452.808
1,4%
Giầy dép và các sp tương tự
8.779.143
0,3%
Quần áo, hàng may mặc, không dệt kim hoặc móc
8.647.941
0,3%
Quần áo, hàng may mặc, dệt kim hoặc móc
8.305.402
0,3%
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
6.715.677
0,3%
Lương thực- thực phẩm
800.875.101
31,6%
Sữa và s.p sữa; trứng chim, gia cầm; s.p động vật
152.672.215
6,0%
Dầu mỡ động thực vật
129.056.090
5,1%
Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; bánh
114.604.198
4,5%
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ
71.746.373
2,8%
Đồ uống, rượu và giấm
46.345.716
1,8%
Đường các các loại kẹo đường
42.040.951
1,7%
S.p chế biến từ thuỷ sản
32.839.208
1,3%
Gạo các loại
6.892.729
0,3%
Sôcôla và các thực phẩm ăn được có chứa ca cao
4.715.919
0,2%
Các s.p từ thịt, cá và động vật dưới nước khác
2.595.334
0,1%
Cà phê, chè và các loại gia vị
2.324.349
0,1%
Phương tiện đi lại
250.237.931
9,9%
Ôtô dưới 10 chỗ, môtô, xe đạp 2 bánh, xe đẩy trẻ em
250.237.931
9,9%
Trong đó: ôtô nguyên chiếc dưới 10 chỗ
167.742.668
6,6%

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tìm giải pháp giảm nhập siêu, tăng xuất khẩu
  • Thị trường PC toàn cầu chấm dứt suy thoái
  • Doanh nghiệp bán lẻ trong nước thua thiệt vì...chính sách?
  • Để giao thương biên mậu hiệu quả cao: Rất cần cơ chế linh hoạt
  • Phí quảng cáo chiếm hơn 56% giá sữa
  • Cả nước xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo
  • Ba kịch bản xuất khẩu 2009
  • Xuất khẩu 4 tháng cuối năm: Dệt may, thủy sản nhiều tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo