Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phí quảng cáo chiếm hơn 56% giá sữa

Giá sữa tại Việt Nam đang bao gồm phần lớn là phí quảng cáo
Kết quả đợt thanh kiểm tra giá thành của một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa tại TP HCM cho thấy, giá bán cho người tiêu dùng cao trên 200% giá vốn.

 

Một nguyên nhân chính là phí quảng cáo đang chiếm phần lớn tổng chi phí.

 

Kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành của TP HCM về tình hình giá sữa trong quý 4-2008 và quý 1-2009 đã phần nào “vạch” rõ nguyên nhân giá sữa bán lẻ ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới.

 

Công ty Mead Johnson tại Việt Nam chủ yếu nhập sữa từ Công ty Bristol Myers Squibb Thái Lan Ltd với các sản phẩm sữa hộp Enfa A+ các loại. Nhãn hiệu sữa này được đưa ra thị trường bán lẻ tại Việt Nam thông qua nhà phân phối là công ty TNHH Tân Tiến.

 

Theo kết quả kiểm tra, Mead Johnson đã đề nghị Công ty Tân Tiến bán cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn 200% giá vốn nhập. Chẳng hạn, sữa Enfamama A+ loại 400g có giá vốn chưa tới 47.000 đồng một hộp được Mead Johnson “đẩy” cho nhà phân phối gần 84.000 đồng và Mead Johnson “ấn định” Tân Tiến bán ra thị trường hơn 115.000 đồng, cao gần 250% so với giá vốn.

 

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, trong quý 4/2008, chi phí quảng cáo khuyến mại... chiếm hơn 56% trong tổng chi phí (trên 53,5/95 tỷ đồng). Trong quý 1/2009, chi phí này chiếm gần 33% trong tổng chi phí (gần 29/88 tỷ đồng). Đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá đề nghị bán cho người tiêu dùng lên quá cao.

 

Kiểm tra ở Công ty TNHH Thông Thịnh, đơn vị phân phối sữa Dumex, cũng cho thấy, chi phí hội thảo khách hàng, chi phí tập huấn tăng cao so với quy định của bộ Tài chính.

 

Tại cuộc hội thảo về giá sữa mới đây, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận xét, từ năm 2007 đến nay, giá sữa tăng liên tục, đặc biệt là sữa ngoại. Trong khi đó, giá sữa bột nguyên liệu hiện nay so với cùng kỳ năm 2007 giảm 60% và giảm hơn 40% so với thời điểm cao nhất của năm 2008. Hiện giá sữa bán lẻ ở Việt Nam gấp hai lần so với giá sữa ở Thái Lan, 1,5 lần so với Malaysia và thuộc loại cao nhất thế giới.


(Theo SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cả nước xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo
  • Ba kịch bản xuất khẩu 2009
  • Xuất khẩu 4 tháng cuối năm: Dệt may, thủy sản nhiều tiềm năng
  • Dự báo giá đường thế giới có thể đạt 30 UScent/lb trong quý I/2010
  • Thị trường Ô tô sôi động
  • Tháng 8-2009: Nhập siêu 1,5 tỷ USD
  • Thị trường lúa gạo nhiều biến động
  • Cần nhìn nhận đúng về nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo