Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để giao thương biên mậu hiệu quả cao: Rất cần cơ chế linh hoạt

 

Chế biến hạt điều, một trong những mặt hàng đạt mức xuất khẩu cao sang Trung Quốc.

 Hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) qua biên giới (biên mậu) giữa nước ta và Trung Quốc đã hình thành từ lâu, sôi động ở cả 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Giá trị buôn bán tăng nhanh qua mỗi năm góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động XNK chính ngạch và cung cấp nhiều loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp (DN) trong nước. Vấn đề đặt ra là làm gì để nâng cao hiệu quả giao thương này…

 

Hoạt động giao thương sôi động

 

Theo Bộ Công thương, hoạt động biên mậu những năm qua có bước chuyển biến tích cực, trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH các tỉnh biên giới phía Bắc với kim ngạch XNK tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 đạt gần 2,7 tỷ USD, năm 2007 gần 5,5 tỷ USD, tăng hơn 100% so với năm trước. Năm 2008 đạt 6,5 tỷ USD và chiếm tỷ trọng hơn 32% của tổng kim ngạch XNK giữa hai nước. Tính chung, giai đoạn 2006-2008, giá trị giao thương biên mậu tăng nhanh, với mức bình quân 40%/năm. 6 tháng đầu năm nay, giá trị XNK biên mậu hai chiều đạt khoảng 750-800 triệu USD. Các DN Việt Nam xuất khẩu mủ cao su, hạt điều, rau, hoa quả tươi, gạo, hải sản, hàng mây tre, đồ gỗ gia dụng, khoáng sản và nhập về thiết bị, máy móc, đồ gia dụng, điện tử và hoa quả tươi...

 

Sự nhộn nhịp, sôi động suốt ngày đêm là hình ảnh đã trở nên quen thuộc tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung, huy động ngày càng nhiều nguồn lực về sản xuất, phân phối, vận tải và du lịch không chỉ ở các tỉnh biên giới. Tuy vậy, giá trị buôn bán chủ yếu chỉ diễn ra ở hai cửa khẩu lớn nhất thuộc tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, chiếm 85% tổng kim ngạch XNK của 7 tỉnh biên giới năm 2008. Trong đó, riêng Quảng Ninh có kim ngạch đạt  hơn 4 tỷ USD, bằng 62,5% tổng kim ngạch biên mậu của 7 tỉnh nói trên. Một số hàng hóa của ta đã được thị trường nước bạn đánh giá cao và nhập khá ổn định như than đá, quặng sắt, dược liệu, cao su, sắn lát, hoa quả… Song việc xuất khẩu hàng hóa vẫn bộc lộ những tồn tại chưa được khắc phục triệt để. Đó là tình trạng thiếu và yếu về các điều kiện phục vụ XNK, hạ tầng chưa đồng bộ; hoạt động xuất khẩu còn tự phát, thiếu đơn hàng ổn định và thiếu sự đầu tư nghiên cứu năng lực tiêu thụ của phía bạn để có chiến lược đầu tư phục vụ xuất khẩu, hàm lượng chất xám trong hàng hóa thấp, phương thức thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ thiếu... Đặc biệt, hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng hàng nông sản bị ách lại tại cửa khẩu, bởi phía bạn đột ngột đóng cửa biên giới mà không báo trước hoặc đưa ra lý do nhưng không thuyết phục. Mỗi lần như vậy, các DN, thương gia nước ta rất lúng túng và phải chịu thiệt hại lớn về vật chất, cơ hội kinh doanh...

 

Hỗ trợ để hoạt động biên mậu phát triển bền vững

 

Đại diện Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công thương) cho biết, trước mắt cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi, kho tàng, khu kiểm hóa, trung chuyển tại các cửa khẩu, nhất là ở những cửa khẩu lớn thuộc tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn. Làm được như vậy, DN trong nước sẽ có chỗ dựa vững chắc yên tâm để gửi hàng, bảo quản, thông quan và kiểm tra theo mục tiêu nhanh, an toàn và thuận tiện. Chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ trong việc triển khai các khu gia công, lắp ráp, đóng gói hàng hóa theo hướng đồng bộ và chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả, công suất sản xuất, lưu thông hàng hóa. DN cần được hưởng các chính sách phù hợp, linh hoạt để khai thác những lợi thế và đặc điểm của giao thương biên mậu, được hỗ trợ về pháp lý, cung cấp thông tin, dự báo thị trường... Đặc biệt, việc xử lý thông tin cần nhanh, chính xác để kịp thời "giải cứu" cho những lô hàng đang trên đường lên biên giới, nhưng báo hiệu cho thấy sẽ bị từ chối thông quan vào nước bạn.

 

Cộng đồng DN mong muốn các dự án đường sắt và đường bộ cao tốc sớm triển khai và đẩy nhanh tiến độ để mang lại lợi ích "kép": vừa  tăng năng lực giao thương, vừa phát triển giao lưu văn hóa, du lịch giữa hai nước. Đặc biệt cần tính đến sự hợp tác trong trung chuyển, thu hút khách quốc tế tham gia các tua du lịch giữa hai nước và hợp tác vận chuyển, cung cấp dịch vụ xuất cảnh, thương mại với du khách hoặc doanh nhân đến từ các nước thứ 3, tạo điều kiện cho hoạt động biên mậu phát triển mạnh và bền vững.

 


(Theo Hồng Sơn/HNM)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Phí quảng cáo chiếm hơn 56% giá sữa
  • Cả nước xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo
  • Ba kịch bản xuất khẩu 2009
  • Xuất khẩu 4 tháng cuối năm: Dệt may, thủy sản nhiều tiềm năng
  • Dự báo giá đường thế giới có thể đạt 30 UScent/lb trong quý I/2010
  • Thị trường Ô tô sôi động
  • Tháng 8-2009: Nhập siêu 1,5 tỷ USD
  • Thị trường lúa gạo nhiều biến động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo