Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phía sau câu chuyện nhập khẩu muối: Đắng ngắt khi sự thật được phơi bày

Sau những bất đồng chính kiến về nên hay không nên nhập khẩu muối với những kiến giải hết sức "có lý” từ cơ quan chức năng, người ta bỗng "té ngửa” khi biết nhập khẩu muối cũng chỉ là một trò "lập lờ đánh lận con đen” vì lợi nhuận của một vài doanh nghiệp! Việc phát hiện một doanh nghiệp gian lận trong nhập khẩu muối theo hạn ngạch cho thấy, diêm dân sẽ vẫn phải khốn đốn vì muối ăn không tiêu thụ được, còn cơ quan quản lý Nhà nước với công cụ quota cấp nhập lại đang "vỗ béo” cho một số doanh nghiệp và cá nhân.

Lùm xùm nhập khẩu muối

Thông tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cho biết, đã phát hiện gian lận lớn trong nhập khẩu muối. Lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế nhập khẩu muối về sản xuất công nghiệp, Tổng công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam đã "phù phép” để được nhập muối về với thuế ưu đãi và bán tới 23.000 tấn muối ra thị trường để làm muối ăn. Bước đầu cơ quan hải quan đã xác minh có gian lận, cụ thể gian lận thế nào hải quan sẽ tiếp tục điều tra làm rõ.

Chuyện nhập muối hay không, và sử dụng muối như thế nào sau khi nhập về đã từng được nhiều chuyên gia lo ngại. Muối nhập khẩu theo hạn ngạch chỉ chịu thuế nhập khẩu 15%, trong khi nhập không theo hạn ngạch phải chịu thuế 50-60%. Trên thực tế theo kết quả điều tra của hải quan cho thấy, doanh nghiệp đã hưởng thuế suất theo hạn ngạch 15% rồi bán kiếm lời một lượng muối lớn cho Tập đoàn muối miền Nam, đơn vị cung ứng muối ăn lớn nhất trong cả nước.

Trong khi đó, hơn 10 năm nay, khủng hoảng ngành muối vẫn luôn là câu chuyện lớn. Tình trạng được mùa mất giá, đã khiến nhiều hộ diêm dân "khóc ròng” trên ruộng muối. Thậm chí, khi giá muối xuống chỉ còn 600.000 đồng/tấn thì lượng muối trong kho vẫn tồn ứ. Bộ Công thương đã nhiều lần khẳng định, "do muối chất lượng cao trong nước sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Việc nhập khẩu muối cũng chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp, tập trung vào loại muối Việt Nam không sản xuất được”. Thậm chí Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên còn khẳng định: "Không sử dụng muối nhập khẩu để kinh doanh thương mại”. Vì vậy, việc Tổng công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam gian lận trong nhập khẩu muối đã đưa câu chuyện đi theo chiều hướng khác. Rõ ràng đang có tình trạng lợi dụng việc được cấp hạn ngạch nhập khẩu muối để bán trái phép gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất muối trong nước.

Theo nhiều chuyên gia, những "lùm xùm” không đáng có trong điều hành và nhập khẩu muối công nghiệp hiện nay xuất phát từ chính việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa có một quy định chính thức để quản lý chất lượng muối nhập khẩu cũng như đánh giá cần thiết về chất lượng muối sản xuất trong nước.


Hiện tại, mặc dù tiêu chuẩn tạm thời để kiểm tra đánh giá chất lượng muối công nghiệp nhập khẩu và đánh giá chất lượng muối công nghiệp sản xuất được trong nước là Thông tư số 23/2010/TT-BCT ngày 25-10-2010 của Bộ Công thương và Quy định 1871/QĐ-BN-CB ngày 5-7-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hết hiệu lực từ ngày 31-12-2010 nhưng gần 10 tháng đã trôi qua, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể ban hành một quy định mới thay thế nhằm định hướng cụ thể cho diêm dân, cho doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp trong nước.
 
Ai chịu trách nhiệm trước diêm dân?


Đại diện Cục Hóa chất, Bộ Công thương cho biết, Cục đã biết sự việc gian lận muối. Quan điểm của Bộ Công thương là doanh nghiệp nào làm sai, doanh nghiệp ấy phải tự chịu trách nhiệm. Bộ đang soạn thảo công văn yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam giải trình về việc nhập khẩu muối trong hạn ngạch thuế quan để sản xuất muối ăn; Bộ sẽ có biện pháp xử lý.

Liệu Bộ Công thương có dễ dàng cấp quota để doanh nghiệp nhập khẩu muối, chiều lòng doanh nghiệp bất chấp vào thời điểm đó lượng muối tồn kho vẫn còn khoảng 217.036 tấn? Hồi đầu tháng 9, Giám đốc Công ty TNHH Hóa chất cơ bản miền Nam Lê Văn Hùng kể khổ rằng, doanh nghiệp đang "dài cổ" chờ Bộ Công thương giao nốt hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp đợt 2 để có nguyên liệu sản xuất. Tồn kho muối công nghiệp hiện đang rất ít trong khi áp lực sản xuất hóa chất, y tế là rất lớn. Vậy mà, chỉ hơn 1 tháng sau, Tổng công ty này bị phanh phui đã gian lận, đưa muối nhập khẩu ra kinh doanh, tiền chui tọt vào tay doanh nghiệp.

Rõ ràng lâu nay Bộ Công thương luôn giải thích với dư luận rằng, phải nhập khẩu muối công nghiệp vì trong nước không sản xuất được trong khi đó doanh nghiệp nhập muối công nghiệp về lại không sử dụng đúng mục đích, bán kiếm lời, thì trách nhiệm không thể đơn giản chỉ có doanh nghiệp.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cuộc chiến thương mại...“chưa biết mèo nào cắn mỉu nào?”
  • Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn “kêu khổ”
  • Xuất khẩu gạo: VFA không muốn chia nhỏ “chiếc bánh”
  • Cạnh tranh thương mại của VN còn yếu kém
  • Xuất khẩu thủy sản sang Nhật : 3 yếu tố không thể lơ là
  • Cần đa dạng hóa hàng xuất đi Mỹ
  • Các biện pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu
  • Thực phẩm hạ nhiệt: Lạm phát hy vọng gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo