Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định mới về thủ tục nhập khẩu ôtô, điện thoại di động (ĐTDĐ): Không sát thực tế, phiến diện!

Chỉ trong vòng một tuần, Bộ Công Thương đã ban hành hai văn bản quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu các mặt hàng ĐTDĐ (cùng với rượu và mỹ phẩm) và ôtô có hiệu lực trong tháng 6 (1.6 và 26.6) với mục đích quản lý tốt hơn mặt hàng nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, do thiếu thực tế, hai văn bản trên đã làm thị trường nổi sóng bởi những chi tiết vô lý và phiến diện. Với mặt hàng ôtô, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh. Còn ĐTDĐ thì sao?

Làm khó DN nhập khẩu


Tương tự như Thông tư 20 đối với NK ôtô (Lao Động đã phản ánh), thông báo 197 về việc NK rượu, mỹ phẩm, ĐTDĐ yêu cầu “thương nhân phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà NK của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.

Các giấy tờ này được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật”. Để đáp ứng các thủ tục trên, các DN NK ôtô và ĐTDĐ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí họ khó có thể thực hiện được.

Với mặt hàng ĐTDĐ, việc chỉ cho phép làm thủ tục NK, thông quan tại các cảng biển quốc tế Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM cũng thực sự làm mất đi cơ hội kinh doanh của DN. Thứ nhất là, hàng nhập theo đường biển thường chậm, khiến DN mất đi cơ hội bán hàng và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự giới hạn số nơi làm thủ tục NK cũng sẽ làm đội chi phí vận chuyển sau đó tăng lên  khi đưa hàng về các địa phương. Thứ hai, ĐTDĐ có những linh kiện tinh vi, sẽ rủi ro lớn khi bị hơi nước biển thấm vào gây sét gỉ. Tình trạng này đã từng xảy ra. Thứ ba, Bộ Công Thương gom đầu mối làm thủ tục NK lại để dễ quản lý, nhưng đồng thời cũng lấy đi cơ hội làm ăn của DN dịch vụ vận tải đường hàng không và các hãng hàng không. Trên thực tế, những vụ buôn lậu lớn và khó ngăn chặn nhất trong những năm qua chính là qua đường biển và cửa khẩu biên giới chứ đâu hẳn là đường hàng không?

Thêm giấy phép con nhằm bảo vệ ai?

Hàng loạt DN NK và phân phối ĐTDĐ và ôtô bất bình với các quy định của Bộ Công Thương vì những quy định mới về thủ tục NK thực chất là các giấy phép con. DN NK sẽ phải chạy vạy đi xin cho được giấy chỉ định/ủy quyền của nhà phân phối, nhà NK của chính hãng sản xuất/kinh doanh. Làm được điều này đã khó nhưng rồi còn phải nhiêu khê đi công chứng lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài.

Phải thêm giấy phép con thể hiện trong thông báo 197 và thông tư 20, các DN sẽ phải bôn ba ra nước ngoài để xin các loại giấy và công chứng lãnh sự. Chi phí của mỗi chuyến đi chắc chắn không hề ít. Nhưng đáng nói hơn, DN sẽ buộc phải đưa các chi phí bất hợp lý này vào giá hàng hóa và người tiêu dùng phải gánh chịu.

Việc đánh đồng ĐTDĐ với mỹ phẩm và rượu ngoại cũng là quá khập khiễng. Ngày nay, dùng ĐTDĐ đã trở thành nhu cầu thiết thực trừ các dòng cao cấp sang trọng. Trong khi đó rượu ngoại và mỹ phẩm hoàn toàn mang tính xa xỉ. Điều đáng nói là, bắt các DN xin giấy chỉ định và ủy quyền từ chính các nhà phân phối, NK của chính hãng là điều khó khả thi.

Hiện nay, mỗi nhà sản xuất và phân phối đều có chỉ định một số nhà phân phối nhất định tại các quốc gia và khu vực, thậm chí là phân phối độc quyền, thế thì làm sao các nhà NK vừa và nhỏ có thể xin được giấy chỉ định, ủy quyền hay hợp đồng từ họ. Như vậy, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt nhưng không có quyền lựa chọn.

Có thể cho rằng động thái trong  thông báo 197 và thông tư 20 của Bộ Công thương đều nhằm mục đích quản lý tốt hơn một số mặt hàng NK như ĐTDĐ và ôtô. Song do không theo sát được thực tế thị trường và các ngóc ngách cạnh tranh trong kinh doanh, các quy định đưa ra bất hợp lý và phiến diện, không chỉ gây thêm phiền phức thủ tục, gia tăng chi phí mà còn bóp nghẹt thương mại tự do ngay chính đối với các DN trong nước.    

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam "tụt" 9 điểm về triển vọng kinh doanh
  • Đi tìm “gốc rễ” nhập siêu với Trung Quốc
  • Mất trắng vì làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc
  • Chỉ số về 8 loại hàng hoá tăng 73% so với cùng kì
  • Dự thảo sửa đổi thông tư số 184/2010/TT-BTC: Coi chừng dọn đường cho tiêu cực
  • Nói và làm: Thuốc đặc trị nào cho 'bệnh' nhập siêu?
  • Xuất khẩu cá tra: Bao giờ hết “long đong”?
  • Doanh nghiệp XNK lạc quan về triển vọng giao thương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo