Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Trung Quốc: tiềm năng lớn, rủi ro nhiều

Xe chở dưa hấu chuẩn bị qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn để sang Trung Quốc. Ảnh: Hồng Văn

Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhưng không dễ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Chị Lê Thị Kim Nghĩa, người chịu trách nhiệm giao dịch thương mại của Công ty Thanh Ngọc ở Cần Thơ đã nhiều năm xuất khẩu nếp sang Trung Quốc, cho biết: “Thị trường Trung Quốc rất lớn nhưng thực sự rất khó làm ăn. Chúng tôi sợ thanh toán của họ không đảm bảo. Hiện tôi có bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng qua sự giới thiệu của một bạn hàng Singapore, và chỉ ký hợp đồng khi đối tác mở L/C an toàn”.

“Nhiều khi chúng tôi chấp nhận bán giá rẻ cho các công ty phân phối hàng Malaysia, Singapore để họ bán lại cho doanh nghiệp Trung Quốc chứ không dám bán trực tiếp. Chúng tôi chấp nhận lời ít để đảm bảo an toàn”, chị Nghĩa cho biết thêm.

Anh Nguyễn Quang Phú, Phó tổng giám đốc của Công ty cổ phần quốc tế Haemal tại TPHCM, cho biết công ty anh cũng bán bột sắn khô và quặng cho Trung Quốc qua các công ty trung gian của nước này vì đầu nguồn không chịu nhập trực tiếp.

Anh Phú nói: “Họ chỉ mua qua liên doanh thu gom để đảm bảo cung được ổn định và phong phú”. Anh Phú cũng chia sẻ: “Khi làm ăn với Trung Quốc một số doanh nghiệp thường gặp trường hợp dễ trước khó sau, vì bên kia tạo điều kiện lúc đầu, nhưng sau đó dễ có trường hợp ép giá”.

Rủi ro nhưng tiềm năng

Mặc dù có những khó khăn như thế, nhưng theo ông Đào Ngọc Chương, Vụ phó Vụ Thị trường Châu Á Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương, nguyên Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, thị trường nước láng giềng này có tiềm năng lớn và doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng khai thác. Nhu cầu của Trung Quốc rất lớn với nhiều loại hàng, từ cao su, hoa quả nhiệt đới, cà phê, đồ gỗ cao cấp, thủy hải sản đến hàng tiêu dùng; nhưng hiện doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác thị trường vùng biên, chứ chưa vào sâu thị trường nội địa.

Phó trưởng đại diện Văn phòng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương Việt Nam, bà Bùi Thị Thanh An, nói: “Trung Quốc là thị trường khá dễ tính. Hàng nào cũng có thể xuất sang với các mức giá cả khác nhau”. Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới vì nước này đang tăng cường sản xuất ô tô, và đây là cơ hội cho Việt Nam vốn có lợi thế về cao su thiên nhiên, bà Trần Thị Thúy Hoa, tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết.

Tại hội thảo đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc diễn ra hôm 20-11, ông Ngọc Chương đã chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận thị trường tiềm năng thông qua các hội chợ quốc tế chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc, hệ thống các Hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc, danh sách các doanh nghiệp TQ được Bộ Thương mại TQ công bố hàng năm.

Một số doanh nghiệp cũng chọn cách tiếp cận trực tiếp thị trường thông qua đại lý bán lẻ hay chợ đầu mối ở một số tỉnh, hay mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tham gia kênh phân phối vào siêu thị cũng là cách an toàn và bền vững nhưng đòi hỏi nghiên cứu chiến lược và xây dựng tốt quan hệ. Hiện việc tiếp cận qua mạng cũng phổ biến nhưng độ tin cậy không cao, dễ dẫn đến tranh chấp.

Chủ động để giảm rủi ro

Ông Ngọc Chương cho biết để tránh bị lừa đảo, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải chủ động tìm hiểu đối tác bằng cách thuê các doanh nghiệp đặc biệt của Trung Quốc có khả năng thẩm định lý lịch và khả năng tài chính của doanh nghiệp nước này. Các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cũng có thể cung cấp danh sách các công ty đặc biệt này và báo giá dịch vụ thẩm định để doanh nghiệp Việt Nam tham khảo.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc xuất trình giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thương tại các tỉnh thành Trung Quốc cấp, và không chấp nhận bản sao giấy phép có dòng chữ “Chỉ có giá trị tham khảo”.

Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam không nên chấp nhận mẫu hợp đồng mà doanh nghiệp Trung Quốc đưa sẵn và phải yêu cầu trọng tài kinh tế phía Việt Nam hoặc nước thứ ba. Nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đã phải bỏ cuộc khi theo đuổi các vụ kiện vì phí tổn cao khi cơ quan trọng tài ở Trung Quốc.  

Đối với vấn đề thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán ngay 30% giá trị hợp đồng, số còn lại thanh toán theo L/C at sight (thanh toán ngay) và chỉ ký hợp đồng khi đối tác đã mở L/C.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên thỏa thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm vì dễ bị đối tác lấy lý do không đạt chất lượng để ép giá. Theo bà Hoa, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu buôn bán qua đường biên giới hai nước nên dễ gặp rủi ro về thanh toán vì thế cần cập nhật thường xuyên các qui định về thanh toán, thuế. Việc đăng ký thương hiệu trước và nắm vững các qui định kỹ thuật mới của Trung Quốc cũng rất quan trọng.

Trên thực tế, vẫn có những rủi ro khó lường khi làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc, vì thế ông Chương cho rằng doanh nghiệp Việt Nam nên có bằng chứng để ông đề xuất với bên phía Trung Quốc giải quyết. Nhưng thường việc này chủ yếu giúp cải thiện cho những đợt sau, chứ khó giải quyết được ngay trường hợp sai phạm cụ thể hay các lô hàng cụ thể bị ách tắc do lỗi phía bạn.        

Trong 9 tháng đầu năm 2009:

Kim ngạch hai chiều VN-TQ: 14,57 tỷ đô la Mỹ (giảm 7,7% so với cùng kỳ)

Kim ngạch xuất khẩu VN sang TQ: 3,234 tỷ đô la Mỹ (tăng 7,4% so với cùng kỳ)

Kim ngạch nhập khẩu VN sang TQ: 11,33 tỷ đô la Mỹ (giảm 7,8% so với cùng kỳ)

(Nguồn: Hải quan VN)

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bảo hộ thương mại leo thang - Đàm phán thương mại toàn cầu bị kéo lùi
  • Siêu thị, trung tâm thương mại: Kênh đầu tư hấp dẫn
  • Làm ăn với Trung Quốc: không dễ!
  • Giá lương thực tăng nhưng không đạt đỉnh 2008
  • Bước tiến điều hành xuất nhập khẩu
  • Viết tiếp về vai trò hiệp hội trong xuất khẩu nông sản: Nhà nước hay hiệp hội?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 1: Khuyến cáo hay thực quyền?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 2: Có nên “gác cổng”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo