Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hộ thương mại leo thang - Đàm phán thương mại toàn cầu bị kéo lùi

Bảo hộ thương mại ngày càng leo thang

Hãng thông tấn Reuters tại Geneva đưa tin, theo báo cáo nghiên cứu công bố ngày 14/12 của Tổ chức cảnh báo thương mại toàn cầu (GTA), mặc dù nửa cuối năm nay, nền kinh tế của nhiều quốc gia đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng áp lực của chủ nghĩa bảo hộ thương mại vẫn chưa giảm bớt.

Báo cáo này đã hình thành nên một bức tranh tả thực về sự trái ngược rõ nét với những lời cam kết cần phải ngăn chặn hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong thời kỳ khủng hoảng trước đó của nhóm G20.

Khoảng 15 nền kinh tế, trong đó có Nhật Bản và Braxin, đã kêu gọi chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để bày tỏ nỗi quan ngại của họ về phản ứng của các nước trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhóm 15 nước và vùng lãnh thổ trên được biết đến với tên gọi "những người bạn chống bán phá giá" do họ đang gây sức ép đòi Mỹ thay đổi phương pháp tính thuế bán phá giá mà bị coi là sai lệch nhằm bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước.

Bảo hộ mậu dịch - tinkinhte.comCác cuộc thương lượng về các quy tắc thương mại, trong đó có các biện pháp chống bán phá giá và trợ giá, nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại đa phương của Vòng đàm phán Doha được khởi động tại thủ đô Doha của Cata từ năm 2001. Nhưng cho tới nay, Vòng đàm phán này vẫn đang bị bế tắc bởi sự bất đồng giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo về vấn đề nông nghiệp.

Nguy cơ trong giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng kinh tế là các nước sẽ đưa ra những chính sách ưu ái các công ty trong nước và ngừng nhập khẩu các sản phẩm của nước ngoài. Rõ ràng, những lo ngại về một trào lưu chủ nghĩa bảo hộ mới không phải không có cơ sở, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển. Tại Mỹ, các nghị sỹ Đảng Dân chủ đã thành công trong việc đưa các điều khoản “Mua hàng nước Mỹ” trong gói kích thích kinh tế của Tổng thống Obama. Chính phủ Anh cũng đưa ra các giải pháp giải cứu trị giá 3,3 tỷ USD để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô. Chính phủ Pháp cũng đang chịu sức ép bảo hộ mạnh ở trong nước. Tất cả những động thái sẽ càng làm giảm sút hoạt động thương mại giữa các nước này với các nước khác, nhất là các nước đang phát triển.

Ngoài ra, WTO cũng cho rằng, thế giới hiện nay vẫn chưa thoát khỏi vết xe đổ của chủ nghĩa bảo hộ theo kiểu “đánh thuế quan cao ngất ngưởng” trong những năm
1930 của thế kỷ trước. Ông Gary Cohn, đồng Giám đốc điều hành Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs, cho rằng giờ đây các chính phủ đang bị ám ảnh bởi những ký ức của cuộc đại suy thoái thập niên 1930, khi đó cuộc chiến tranh thương mại, mà nổi bật là những mức thuế quan cao ngất để cản trở nhập khẩu, đã làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế thời đó.

Tuy nhiên, ông Simon Evenett, giáo dự chuyên ngành thương mại quốc tế của trường Đại học St Gallen Simon (Thụy Sỹ) cho hay: “Đương nhiên, chủ nghĩa bảo hộ thương mại hiện tại vẫn chưa đạt mức độ của những năm thập niên 30 thế kỷ 20, nhưng đã có đủ sức công phá mạnh mẽ”.

Từ khi công bố một báo cáo nghiên cứu trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh diễn ra cho đến nay, GTA đã đưa ra 183 bản báo cáo mới liên quan đến các biện pháp bảo hộ thương mại của chính phủ. Các biện pháp này có thể ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.

Trong báo cáo này, có tới 105 bản báo cáo phân tích đầy đủ về bản chất của chủ nghĩa bảo hộ thương mại theo kiểu “đánh thuế cao”, còn các biện pháp có lợi cho thương mại lại chỉ có 12 bản.

Báo cáo còn cho biết, trong 3 tháng trước, những biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại chưa thi hành đã tăng từ 134 lên 188. “Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại sắp tung ra không ngừng gia tăng, hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Các biện pháp này có thể hạn chế khả năng xuất khẩu thúc đẩy sự phục hồi kinh tế”, báo cáo nhấn mạnh.


Đàm phán thương mại toàn cầu bị kéo lùi

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều chỉ số kinh tế ở chỗ này dịu, chỗ khác vẫn nghiêm trọng. Một số chính phủ tăng thêm các biện pháp bảo hộ sản xuất và mậu dịch, khiến cho hoạt động thương mại quốc tế rất ảm đạm. Thời hạn kết thúc vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) một lần nữa bị lùi lại.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho biết, thương mại trở thành nạn nhân của khủng hoảng kinh tế. Giá trị thương mại toàn cầu năm 2008 đạt 15.800 tỷ USD, con số này trong năm 2009 dự báo giảm 1.400 tỷ USD còn 14.400 tỷ USD. Ðây là mức giảm nhiều nhất trong vòng mấy năm qua. Tổng Giám đốc Pascal Lamy cho rằng, trước những ảnh hưởng ngày càng trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ phải đối phó thêm những căng thẳng về mặt chính trị. Khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và gây ra làn sóng thất nghiệp ồ ạt khắp thế giới.

Thực tế là, hoạt động thương mại phụ thuộc vào "sức khỏe" của nền kinh tế các nước và khối nước. Các chuyên gia và tổ chức tài chính và kinh tế thế giới đưa ra những đánh giá khác nhau về hiện trạng và tương lai của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Có những dấu hiệu trong quý cuối cùng của năm nay cho thấy, nền kinh tế ở một số nước và khu vực trên thế giới đã có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ, song đa số các nền kinh tế vẫn chìm trong suy thoái. Một số nước lại phải gánh chịu hậu quả của thiên tai, xung đột, khủng bố. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, triển vọng nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng "bất ổn một cách bất thường" và năm 2010 vẫn còn mong manh, thương mại toàn cầu trong năm nay sẽ bị giảm 9,7% so với năm ngoái. Ðầu tư và các nguồn tài chính khác đổ vào các nước đang phát triển chỉ còn khoảng 385 tỷ USD, giảm 30% so với con số 707 tỷ USD của năm 2008. Chủ tịch WB, ông Robert Zoellick nêu rõ: "Ngay cả khi thị trường tài chính tại các nền kinh tế phát triển ổn định trở lại, tình trạng thất nghiệp và hoạt động sản xuất ở mức thấp vẫn tiếp tục gia tăng, qua đó tạo áp lực suy giảm đối với nền kinh tế thế giới". Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết, những nước nghèo nhất đang phải chịu ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng kinh tế, do dòng vốn bị đảo chiều, phí vay tiền tăng lên, thương mại thế giới và giá hàng hóa giảm và nguồn tiền từ nước ngoài gửi về bị cắt giảm.

Bảo hộ mậu dịch - tinkinhte.com


Trong cuộc họp Bộ trưởng WTO từ ngày 30-11 đến 2-12 tại trụ sở của tổ chức này ở Geneve, mặc dù đã phải lùi chậm lại hai năm so với quy định họp hai năm một lần, nhưng Ðại hội đồng của WTO và Bộ trưởng của 153 nền kinh tế thành viên đã dành quá ít thời gian thảo luận tiếp về một hiệp định tự do thương mại mới mà tập trung bàn về tình hình kinh tế và tác động của nó đối với thương mại toàn cầu. WTO vẫn chưa đưa ra được biện pháp nào để phá vỡ bế tắc của vòng đàm phán Doha kéo dài đã tám năm nay.

Bảo hộ sản xuất và buôn bán nổi lên là mối lo ngại của nhiều nước và cũng là một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi và bất đồng giữa các nền kinh tế và các nhóm kinh tế tại các cuộc họp gần đây của Ðại hội đồng WTO. Thí dụ như trong vấn đề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Brazil, đại diện cho các nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu nông sản, lên án chính sách bảo hộ "lạc hậu" của Mỹ phá hoại hệ thống thương mại toàn cầu. 29 thành viên WTO đã chỉ trích việc Mỹ tái ban hành những biện pháp trợ giá xuất khẩu đối với các sản phẩm sữa của nước này, cảnh báo đây có thể là một tiền lệ nguy hiểm khiến thế giới quay lại chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt có nguy cơ bùng nổ thành những cuộc chiến tranh thương mại. 50 nước châu Phi đòi Mỹ cắt giảm trợ cấp cho ngành trồng bông của mình. Argentina kêu gọi WTO giám sát các biện pháp bảo hộ ẩn trong những kế hoạch kích thích kinh tế của các nước. Cũng đề cập vấn đề này, đại diện Australia tại WTO khẳng định, những chính sách trợ giá mà Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack công bố hồi tháng 5 vừa qua đối với 102 tấn sữa, trong đó chủ yếu là sữa bột, bơ và pho-mát của Mỹ, là "bất công với các nước đang tuân thủ những quy định của WTO về buôn bán công bằng, đặc biệt có nguy cơ phá vỡ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu".

Trong khi đó, Mỹ biện minh rằng, việc trợ giá cho những sản phẩm sữa của nước này là cần thiết để bảo vệ nông dân chăn nuôi bò sữa trước nguy cơ bị các sản phẩm sữa của Liên hiệp châu Âu (EU), mà Washington cho rằng, cũng được EU hỗ trợ, chiếm lĩnh thị trường. Nữ phát ngôn Văn phòng Ðại diện thương mại Mỹ tại Washington cho rằng, quyết định của EU phá hoại nghiêm trọng tính cạnh tranh của các sản phẩm Mỹ và buộc Mỹ phải có biện pháp trả đũa. Ngay lập tức, đại diện nông nghiệp của EU Michael Mann đã bác bỏ lời chỉ trích trên, cho rằng Mỹ không nên coi việc làm của EU như cái cớ để biện minh cho hành động của mình.

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 33 Nhóm các nước xuất khẩu nông nghiệp (CGMM) tại đảo Bali (Indonesia) hồi giữa năm đã cùng nhất trí cam kết hướng tới một thỏa thuận khung nhằm bãi bỏ các chế độ trợ giá xuất - nhập khẩu. Thông cáo của Hội nghị nêu rõ, thành công của vòng đàm phán Doha có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy phát triển ở các quốc gia đang phát triển, đồng thời góp phần ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tổ chức Thương mại thế giới, thành lập năm 1994, tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và buôn bán (GATT), đã tăng cường hệ thống buôn bán đa phương, cung cấp diễn đàn cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, bảo đảm minh bạch hơn trong buôn bán. Từ năm 1950 đến 2005, buôn bán hàng hóa trên thế giới đã tăng gấp hơn 27 lần, nhanh gấp ba lần so với tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng thời gian. Vòng đàm phán Doha được mở ra từ tháng 11-2001 nhằm thúc đẩy hơn nữa buôn bán đa phương thông qua các biện pháp sẽ được thỏa thuận để giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan cả trong buôn bán hàng nông sản và hàng công nghiệp lẫn thương mại dịch vụ, đồng thời mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường.

Những bất đồng lớn bùng nổ tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Công năm 2005, chủ yếu về các vấn đề liên quan hàng nông sản, hàng công nghiệp, các cam kết dịch vụ và những lợi ích trong buôn bán. Trong thời gian qua, lại xảy ra những vụ kiện cáo mới giữa các nền kinh tế thành viên. Bản thân Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trong bốn năm qua tiếp tục có những nỗ lực, tiến hành hàng loạt cuộc họp với các bên, các nhóm để thương lượng. Ông nhiều lần kêu gọi kết thúc sớm vòng đàm phán Doha và khẳng định, thành công của vòng đàm phán Doha sẽ có tác dụng kép, vừa đóng vai trò như gói kích thích kinh tế thế giới vừa thúc đẩy tiến trình cải tổ cơ cấu tài chính toàn cầu. Tổng Giám đốc WTO cho rằng, mở rộng buôn bán đa phương với sự hỗ trợ của các nguyên tắc WTO đem lại lợi ích cao cho các bên tham gia tiến trình này nhờ tác động của cạnh tranh và tăng năng suất công nghiệp. Buôn bán đa phương cũng là biện pháp hiệu quả nhất để nuôi dưỡng động lực chính trị cho nền kinh tế và kiềm chế chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Geneve vừa qua lại đặt quyết tâm sẽ kết thúc vòng đàm phán Doha trong năm 2010. Rất ủng hộ nỗ lực này, nhưng Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cũng đã cảnh báo, vòng đàm phán Doha cần những cuộc thương lượng thật sự nghiêm túc và với tiến độ nha
nh về các vấn đề then chốt. Nếu không, mục tiêu kết thúc vòng đàm phán này vào năm 2010 sẽ rất khó đạt được.

------------------------------------------------------------------------------------------
Tinkinhte.com tổng hợp từ báo VN&QT và  Nhân Dân

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Siêu thị, trung tâm thương mại: Kênh đầu tư hấp dẫn
  • Làm ăn với Trung Quốc: không dễ!
  • Giá lương thực tăng nhưng không đạt đỉnh 2008
  • Bước tiến điều hành xuất nhập khẩu
  • Viết tiếp về vai trò hiệp hội trong xuất khẩu nông sản: Nhà nước hay hiệp hội?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 1: Khuyến cáo hay thực quyền?
  • Vai trò của hiệp hội trong xuất khẩu nông sản - Bài 2: Có nên “gác cổng”?
  • Giá cả leo thang: "Trăm dâu" đổ đầu... tỉ giá!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo