Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siêu thị trong nước sẽ bán hàng ở đâu?

Những sản phẩm tiêu dùng nhỏ bé nhất đa phần vẫn là hàng NK

Những sản phẩm tiêu dùng nhỏ bé nhất đa phần vẫn là hàng NK

Giám đốc một siêu thị ở Hải Phòng vò đầu bứt tai khi nhìn bảng tổng kết doanh thu bán hàng cuối tháng. Lý do là vì so với tháng trước đó, doanh thu của tháng này giảm thêm 5%, tương ứng với mức giảm doanh thu gần 20% so với cùng kỳ năm 2008. Vị giám đốc âu lo nhìn người phụ nữ ngoài khu hàng thực phẩm cứ nâng lên đặt xuống những túi hàng, trước khi quay lưng... bỏ đi !


Trong bảng thống kê bán hàng chi tiết của siêu thị này, dòng sản phẩm điện máy có mức giảm lớn nhất về doanh thu, mức giảm lên tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Sau đó, là đến các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn (27%), rồi tới dòng sản phẩm quần áo (17,5%)... Duy chỉ có mặt hàng chất tẩy rửa có mức giảm về doanh số thực không đáng kể, dù số lượng vẫn không giảm. Lý do vì người tiêu dùng chuyển sang mua những sản phẩm giá cả thấp hơn, dung tích, trọng lượng nhỏ hơn. Điều đó thể hiện cuộc khủng hoảng kinh tế đã không chỉ tác động tới tích lũy của người lao động, vốn thường được chi dùng cho những sản phẩm có giá trị lớn như hàng điện máy. Mà tác động trực tiếp tới chi tiêu dành cho những nhu cầu thiết yếu, hàng ngày của người lao động như thực phẩm, quần áo...


Thông thường, doanh số bán hàng sụt giảm thì nhà phát hành sẽ áp dụng các biện pháp giảm giá, khuyến mại để kích thích sức mua. Nhưng trong năm 2009 này, các biện pháp kích thích sức mua của tại siêu thị lại không phát huy hiệu quả tích cực. Doanh số không có chiều hướng tăng ngay cả khi đã áp dụng biện pháp giảm giá, thực hiện khuyến mãi với nhiều ngành hàng. Trong khi ấy thì một loạt nhà cung ứng lại đề nghị hoặc thông báo tăng giá bán sản phẩm. Lý do, “nghe” rất hợp lý, là do xăng dầu và điện đã tăng giá và vì thế nhà cung cấp “buộc” phải tăng giá theo bù chi phí. Thu nhập sụt giảm trong khi hàng hóa tăng giá làm các siêu thị, các nhà bán lẻ lâm vào thế... bí. Vì chẳng thể tìm ra cách nào hiệu quả kích thích sức mua, khi mà người tiêu dùng ngày càng vất vả hơn để đối phó với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu bằng thu nhập eo hẹp.


Vì thế, không ít nhà phát hành đã tìm tới giải pháp tăng cường bán hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ. Và đặc biệt tập trung nghiên cứu hướng bán hàng tại thị trường nông thôn. Ấy thế nhưng biện pháp này phải nhanh chóng loại bỏ. Trong một lần đi về huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), vị giám đốc siêu thị nhận ra rằng, ông không bao giờ có “cửa” chen chân vào thị trường nông thôn ngay tại địa bàn của mình. Thị trường ấy giờ đã được phủ kín bằng những sản phẩm rất rẻ, đẹp dù không bền lắm đến từ nước láng giềng. Điều làm vị giám đốc bàng hoàng vì ông nhận thấy, giá trị hàng hóa của VN, vẫn được bày bán ê hề tại siêu thị của ông, cũng như các siêu thị khác, có giá quá cao so với thu nhập của người nông dân, cũng như của đa số người lao động.


Khoảng trống mênh mông giữa thu nhập thực tế và giá hàng hóa trong nước sản xuất đã được “phủ” bằng hàng Trung Quốc. Khiếm khuyết trong quan hệ giữa sản xuất và bán hàng, vốn trước đây được khỏa lấp bằng sức mua tăng vọt tại các đô thị, thì giờ đã lộ ra trong cơn khủng hoảng. Khi người lao động lựa chọn chi tiêu cho những mặt hàng từ nước ngoài có giá rẻ hơn, dù chất lượng có thể không bằng hàng trong nước. Vậy siêu thị trong nước sẽ bán hàng ở đâu đây ?

 

(Theo Quốc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nghiên cứu đặc tính tiêu dùng tại EU
  • Thương mại Việt - Trung: xuất ít, nhập nhiều!
  • Những điểm đáng lưu ý trong xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm
  • Giải pháp nào cho thâm hụt cán cân thương mại?
  • Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam
  • “Mạt” vì hàng Trung Quốc giá rẻ
  • Giá sữa ngoại cao “ngất ngưởng” do quản lý?
  • Mua láng giềng gần…
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo