Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ

Cuộc tranh cãi thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ (xuất phát từ việc Washington tăng thuế vỏ xe nhập khẩu) mới đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” chủ nghĩa bảo hộ, theo báo cáo của tổ chức Cảnh báo Thương mại Toàn cầu (GTA) hôm 14-9. Cùng ngày, một báo cáo khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng cho biết có nhiều nước thất hứa trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ.

Theo báo cáo của GTA, các nước trên thế giới có kế hoạch đưa ra 130 biện pháp bảo hộ mậu dịch nhưng chưa thực hiện. Chẳng hạn như Nga dự kiến tăng thuế ở mọi lĩnh vực; Nam Phi đang thay đổi quy định mua sắm công với sự ưu ái dành cho các công ty nội địa không phải do người da trắng làm chủ; và Nhật Bản đang soạn lại các chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng hạn chế nhập khẩu.

Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) ở Luân Đôn (Anh) hồi tháng 4 năm nay, các nước cam kết “kiềm chế sự gia tăng các rào cản mới đối với đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, không áp đặt hạn chế xuất khẩu mới...”. Tuy nhiên, theo GTA, các thành viên G20 đã thông qua hơn 100 “biện pháp phân biệt đối xử rõ ràng”. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết 17 trong số 20 nước G20 đã thông báo các biện pháp bảo hộ. ECB ước tính rằng chỉ cần một nền kinh tế lớn đơn phương tăng 5% thuế nhập khẩu có thể làm giảm 1% tăng trưởng GDP thế giới trong 4 năm.

Theo báo cáo của GTA, hơn 90% hàng hóa buôn bán trên thế giới hiện bị tác động bởi một hình thức bảo hộ mậu dịch nào đó. Trung Quốc vẫn là nước bị nhiều quốc gia áp các biện pháp bảo hộ nhất, với 55 nước, kế tiếp là Mỹ và Nhật.

Giám đốc GTA Simon Evenett cho biết các biện pháp bảo hộ hiện tập trung vào những ngành được coi là đang “hấp hối” như ô tô hoặc nông nghiệp. Máy móc chuyên dụng và lương thực là những loại hàng hóa bị tác động mạnh nhất bởi chủ nghĩa bảo hộ.

Dự kiến chống bảo hộ mậu dịch sẽ là một nội dung quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pittsburg (Mỹ) ngày 24 và 25-9 tới.

(Theo Cần Thơ Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất Khẩu cát : “Vẫn hoạt động đúng pháp luật”
  • Ôtô nhập khẩu bất ngờ giảm mạnh
  • Không thiếu đường, doanh nghiệp vẫn xin nhập khẩu?
  • Sắn - được đưa vào nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực
  • Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 có thể giảm 6%
  • Thị trường: Lời giải cho bài toán xuất khẩu?
  • Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo cuối năm
  • Thị trường trái cây VN: Bao giờ vượt khỏi sân nhà ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo