Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường 6 tháng cuối năm 2010: Giá cả sẽ biến động không lớn

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm ở mức 4,78%, biến động giá cả trên thị trường đã được kiềm chế.

Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước, tình hình giá cả trên thị trường sẽ tiếp tục ổn định trong ngắn hạn, dù vẫn đang tiềm ẩn những diễn biến khó lường.

Giá thực phẩm có khả năng tăng mạnh

Theo dự báo của Bộ Công thương, trong tháng 7 và những tháng tiếp theo nhóm hàng thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng giá cao. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu thụ thịt lợn hiện vẫn duy trì ở mức thấp, do dịch bệnh tai xanh và dịch bệnh liên cầu khuẩn ở lợn bùng phát cùng thời điểm.

Hiện giá lợn hơi xuất bán của các hộ tại khu vực phía bắc tiếp tục dưới mức 30.000đ/kg, giống chất lượng thấp giảm mạnh xuống 20.000 -   24.000đ/kg. Dự báo nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới có khả năng khan hiếm, giá có thể sẽ tăng cao khi dịch bệnh qua đi.

Trái với mức giảm giá của thịt lợn, giá các loại thực phẩm khác như gia cầm, thủy hải sản vẫn trong xu hướng tăng. Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội cho thấy giá thịt bò, thịt bê tăng thêm 12.000-15.000đ/kg, thịt gia cầm tăng 10.000-15.000đ/kg...

Trong khi đó, mặt hàng thịt đông lạnh nhập khẩu đang tăng mạnh. Theo số liệu của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - cảng Cát Lái (TPHCM), chỉ từ 15.5 đến 15.6.2010, các DN đã nhập khẩu gần 5.000 tấn các loại thịt gà, heo, bò, dê, cừu, nội tạng. Số lượng này tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 12.2009. Đây cũng là điều bất lợi cho người chăn nuôi trong nước.

Giá nhiều mặt hàng ít biến động

Theo nhận định từ Tổ điều hành trong nước, giá lương thực những tháng sắp tới sẽ ít biến động do các vựa lúa lớn trong nước bắt đầu thu hoạch vụ hè thu. Giá lúa giữa tháng 6 tiếp tục giảm nhẹ so với đầu tháng 6, ở mức 4.250 đến 4.350 đồng/kg.

Xu hướng giảm giá ở mặt hàng này còn bởi tiến độ xuất khẩu gạo không như dự báo cùng với giá gạo xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo của một số thị trường vẫn ở mức thấp.

Đối với các mặt hàng trọng yếu khác, theo nhận định của Tổ điều hành thị trường trong nước thì giá cả sẽ ít biến động. Giá mặt hàng thép trên thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ không cao, lượng hàng tồn kho lớn. Riêng trong tháng 6, thép thành phẩm tồn kho khoảng 371.000 tấn, phôi thép tồn khoảng 560.000 tấn.

Giá thép hiện đã lùi trở về gần mốc giá cuối tháng 2.2010. Nhiều DN tuy không giảm giá nhưng lại tăng mức triết khấu từ 200.000 - 350.000đồng/tấn nhằm tăng lượng hàng bán ra. Theo dự báo, giá thép sẽ tiếp tục giảm trong tháng 7 và có khả năng phục hồi từ tháng 9 và trong quý IV/2010.

Cũng theo Bộ Công thương, giá mặt hàng phân bón phục vụ nông nghiệp được dự báo có thể sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ tăng và do giá phân bón thế giới có thể sẽ phục hồi nhẹ. Giá mặt hàng đường trên thị trường trong nước tuy đã giảm nhẹ, nhưng vẫn còn cao hơn khá nhiều so với giá đường thế giới. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong mùa nắng nóng là yếu tố giữ giá đường ở mức cao trong thời gian qua và có thể tiếp tục được duy trì trong các tháng tới.

Mặt hàng thức ăn chăn nuôi được dự báo sẽ tiếp tục ổn định giá trong tháng tới nhờ giá nguyên liệu trên thế giới có xu hướng giảm. Cho dù nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong các tháng cuối năm có thể tăng cao hơn, nhưng nhờ nguồn nguyên liệu nhập khẩu tăng cao trong 6 tháng đầu năm và tiếp tục về nhiều trong các tháng tới với mức giá thấp hơn, nên dự báo các tháng cuối năm nguồn cung thức ăn chăn nuôi sẽ đáp ứng đủ nhu cầu.

Tuy nhiên, giá giấy in, giấy viết và giấy in báo đã tăng trong tháng 6 và tiếp tục được dự báo sẽ còn tăng trong tháng 7. Với nhu cầu tăng mạnh các sản phẩm giấy phục vụ cho năm học mới 2010 – 2011, các sản phẩm giấy sẽ nằm trong xu hướng tăng do giá giấy và bột giấy trên thị trường quốc tế có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Với những yếu tố trên, dự báo mặt bằng giá trên thị trường trong nước sẽ tiếp tục ổn định, CPI trong tháng 7 có khả năng chỉ tăng khoảng 0,1 – 0,2%. Tốc độ tăng CPI trong tháng 8 tiếp theo cũng chỉ ở mức thấp tương tự, nhưng có thể sẽ tăng 0,3 – 0,4% trong tháng 9.2010 do dịp nghỉ lễ quốc khánh và bước vào mùa khai giảng. Theo đó, dự báo CPI trong quý III sẽ tăng khoảng 0,5 – 0,7% và nhiều khả năng CPI năm 2010 vẫn chỉ tăng ở mức 1 con số, với mức lạm phát có thể ở khoảng 8-8,5%.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhiều ngành sản xuất đang lo thiếu nguyên liệu
  • Song mây của Lào hấp dẫn doanh nghiệp Việt Nam
  • Tỉ giá tăng: Có phải là dấu hiệu bất thường?
  • FAO: Các nước trồng chè cần chú trọng tới thị trường nội địa
  • Cuộc đua lớn trên thị trường xe máy
  • USDA: Mậu dịch gạo thế giới năm 2011 sẽ tăng nhẹ lên 31,4 triệu tấn
  • DN xuất khẩu cà phê: Bị chèn ép ngay trên sân nhà
  • Giá cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Uganda niên vụ 2009/10
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo