Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN xuất khẩu cà phê: Bị chèn ép ngay trên sân nhà

Sự thao túng của các quỹ đầu cơ quốc tế cộng với sự lấn sân ngày càng ồ ạt của các nhà thu mua cà phê nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
 
Những biến động trên thị trường cà phê thời gian qua cho thấy, sự lúng túng của ngành cà phê Việt Nam (không những luôn phụ thuộc vào sự biến động của giá cà phê thế giới, mà còn phản ứng chậm chạp, thiếu sự chỉ đạo điều hành nhất quán trước những biến động của thị trường), khiến các DN kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng này rơi vào tình cảnh trớ trêu là bị các DN nước ngoài chèn ép ngay trên sân nhà.

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Intimex nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do mặt hàng cà phê được áp giá theo sàn giao dịch nông sản tại thị trường London (Anh) hoặc New York (Mỹ), vì vậy khi giá thị trường thế giới biến động, việc giữ giá cà phê trong nước ổn định gặp nhiều khó khăn.

Ngay từ đầu niên vụ cà phê 2010, giá cà phê trên thị trường giao dịch thế giới giảm xuống còn 1.200 USD/tấn (giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2009) đã kéo giá trong nước giảm từ 25.000 đồng/kg xuống có lúc chỉ còn 22.000 đồng/kg (mức thấp nhất kể từ năm 2008).

Trước sự biến động đó, thay vì ngừng không bán để chặn đà suy giảm, thì các DN kinh doanh, xuất khẩu cà phê lại tiếp tục bán ra ồ ạt, khiến cho giá cà phê lại càng sụt giảm mạnh hơn. Ngoài ra, phương thức bán hàng trừ lùi (giao xa, không chốt giá) của các DN đã tạo cơ hội để các DN thu mua lợi dụng ép giá. Vì theo phương thức này, các nhà thu mua ứng trước cho DN bán hàng 70% giá trị lượng hàng, nên họ biết rõ các DN buộc phải chấp nhận thua lỗ để có hàng giao theo hợp đồng.

“Mặc dù Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) liên tục đưa ra cảnh báo rằng, các DN hội viên không nên bán hàng theo phương thức giao xa, mà nên bán hàng giao ngay để hạn chế rủi ro, nhưng đáng tiếc là các DN không chịu nghe”, Chủ tịch VICOFA, ông Lương Văn Tự phàn nàn.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Văn Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho rằng, giá bán trừ lùi theo kỳ hạn ẩn chứa nhiều rủi ro, thiệt hại cho bên bán. Chẳng hạn, với giá giao dịch tại sàn LIFE (London) giao tháng 7/2010 là 1.400 USD/tấn, thì giá cà phê của DN Việt Nam sẽ trừ lùi 50 USD/tấn, gọi là phí an toàn cho đối tác. Mặt khác, khi giá cà phê tại sàn LIFE xuống thấp, nhiều DN cà phê Việt Nam mua vào để đẩy giá lên, nhưng đáng tiếc là giá cà phê không tăng lên theo dự đoán, mà lại... đi xuống, do các quỹ đầu cơ trên thị trường này tính toán trước được lượng cà phê dự trữ của các DN cà phê Việt Nam. nên họ tung ra các “chiêu” nhằm ghìm giá.

“Dù biết dự trữ cà phê đầu vụ có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng “lực bất tòng tâm” vì không có vốn. Thông thường, vào đầu vụ, DN phải ứng tiền cho đại lý thu mua, nông dân trồng cà phê, nhưng do việc huy động vốn khó khăn, nên các DN phải bán ra bất kể ở mức giá nào. Chính vì vậy, phần béo bở nhất trong kinh doanh cà phê luôn thuộc về các nhà thu mua nước ngoài. Với tiềm lực tài chính lớn, các DN này đã chi phối, tác động khiến giá cà phê xuống thấp để mua vào”, ông Đỗ Văn Nam nhận xét.

Giám đốc một DN xuất khẩu công bố một số liệu khiến nhiều người giật mình. Đó là có tới khoảng 90% thị phần cà phê ở Tây Nguyên hiện đã nằm trong tay các nhà thu mua nước ngoài. “Với tình hình này, chỉ trong vòng vài năm nữa, DN xuất khẩu cà phê trong nước có thể bị xóa sổ hoàn toàn”, vị giám đốc này cảnh báo.

Trong khi đó, một chuyên gia cao cấp ngành hàng cà phê Việt Nam cho rằng, bên cạnh lý do thiếu tài chính, một nguyên nhân khác khiến cho ngành cà phê Việt ngày càng trở nên rối rắm là cung cách làm ăn chụp giật, tranh mua, tranh bán của các DN xuất khẩu. Điều này vô hình trung đã tạo cơ hội cho các nhà thu mua nước ngoài lợi dụng để thao túng, chi phối thị trường cà phê.

“Việc để quá nhiều DN tham gia xuất khẩu không làm tăng thêm sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, mà chỉ dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, chạy theo lợi ích cục bộ, hạ giá sản phẩm để bán hàng bằng mọi cách, khiến cho thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng mất uy tín. Vấn đề là cần tổ chức lại hoạt động xuất khẩu của các DN, cũng như cần chuyên nghiệp hóa hoạt động của sàn giao dịch cà phê Việt Nam để đưa giá cà phê Việt Nam sát với giá thị trường thế giới”, vị chuyên gia này thẳng thắn đặt vấn đề.

Việc để quá nhiều DN tham gia xuất khẩu không làm tăng thêm sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, mà chỉ dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, chạy theo lợi ích cục bộ... khiến cho thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng mất uy tín

(Theo Viễn Nguyệt // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Uganda niên vụ 2009/10
  • Xuất khẩu gạo không khả quan được như dự báo
  • Nhân dân tệ tăng giá: Không dễ xuất hàng sang Trung Quốc
  • Nhập siêu nông sản từ Mỹ: Đã đến ngày “hái quả”... cho phía Mỹ
  • Giầy dép trong nước giành lại thị trường nội địa
  • Giá gạo sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới
  • Việt Nam cần nắm bắt những thị trường xuất khẩu mới
  • Xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010: Mừng nhưng chưa hết lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo