Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng hoá cuối năm: Cẩn trọng với “găm” hàng đầu cơ chờ “tâng” giá

“Đến hẹn lại lên”, cứ vào dịp cuối năm giáp Tết diễn biến giá nhiều mặt hàng có thể thay đổi lên xuống thất thường, thậm chí mỗi nơi một kiểu. Đặc biệt theo nhận định của giới chuyên môn,  tình trạng “găm” hàng, đầu cơ chờ thời  “tâng” giá đã manh nha xuất hiện.
 
Loạn giá


Thời gian qua, tình trạng các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã liên tiếp thay đổi biểu giá bán. Nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng... “a dua” theo cơn lốc tăng giá. Ghi nhận của phóng viên, các mặt hàng có mức tăng tối thiểu 10%, nhiều mặt hàng tăng 30%, thậm chí 50%. Các dịch vụ như rửa xe, giữ xe tăng giá 50%. Giá thịt bò, gia cầm, thuỷ hải sản tăng 15-30%. Hoa quả, bánh mỳ, giá đã tăng vọt 20-30%. Các loại mặt hàng thiết yếu hàng ngày như đường, dầu ăn, gạo cũng phải phụ thêm 30%. Thực tế trên cho thấy, đã có hiện tuợng “té nước theo mưa”, nhiều nhà kinh doanh, buôn bán lợi dụng những nhân tố không mấy liên quan đến mình để tìm cơ hội “tâng” giá.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội dự báo, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hóa thiết yếu tăng lên so với Tết Canh Dần 2010 nhưng khả năng tự đáp ứng của Hà Nội đối với nhiều mặt hàng vẫn chưa đủ. Vì vậy, ngoài việc tự cung ứng, chắc chắn Hà Nội sẽ phải nhập thêm hàng từ các địa phương khác nên việc găm hàng, chờ tâng giá, ắt khó tránh khỏi.

Theo thông lệ, cuối năm là dịp giá cả hàng hóa tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Việc đảm bảo đủ cung cầu thị trường, đảm bảo không có chuyện khan hàng sốt giá là điều khó tránh khỏi. Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, ông Nguyễn Xuân Chiến lo ngại rằng: “Hàng không thiếu, nhưng việc thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu mới là quan trọng nhất”.

Đại diện Cục Quản lý thị trường cũng cho rằng, tranh thủ dịp cuối năm, các cơ sở sẽ gom hàng, đẩy tình trạng sốt nóng cục bộ. Thậm chí có thể tung tin thất thiệt, khiến trên thị trường hàng hoá lưu thông “mỗi nơi giá một khác”.

Chống đầu cơ tăng giá

Đồng tình với thực trạng giá sẽ nóng theo kiểu “đến hẹn lại lên”, các chuyên gia cũng băn khoăn, đáng lẽ chính sách bình ổn phải phụ thuộc vào nhà nước, đàng này, lại giao cho doanh nghiệp. Mặt trái của việc dự trữ là bản thân rất ít doanh nghiệp nào chịu bung một số tiền lớn để mua hàng trong thời điểm tỷ giá thất thường.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Siêu thị Coop mat Sài Gòn cho rằng, hiện tại siêu thị đang rục rục rịch kế hoạch triển khai hàng Tết, thế nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Bản thân các nhà cũng cấp cũng không thoải mái khi cung ứng hàng trong thời điểm có biến động giá thất thường. Còn doanh nghiệp tự bỏ tiền của mình để mua hàng, doanh nghiệp cần phải cân nhắc để có doanh thu và doanh số.

Theo Ban Quản lý chiến lược thương mại, Bộ Công thương, việc cung ứng hàng hóa hiện nay vẫn đang ở tình trạng “ buôn thúng bán mủng”, các siêu thị chỉ cung ứng đủ 30%. Muốn quản lý giá các mặt hàng trên thị trường cách phổ biến nhất là tham khảo giá, đối chiếu giá tự do từ các doanh nghiệp, quản lý từ khâu phân phối đến khâu bán lẻ. Dù rằng các doanh nghiệp cũng điều chỉnh tăng giá nhưng trước khi niêm yết giá mới đều có những tính toán cụ thể. Quy trình tăng giá cần phải đi theo từng bước, các cơ quan chức năng chuyên ngành phải quản lý được giá.

Phòng Thương mại, Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện nay, nguồn thịt lợn sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội mới đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu thụ. Thịt trâu, bò cần khoảng 2.000 tấn/tháng, dự kiến tháng Tết có thể tăng lên 3.000 tấn/tháng. Thịt gia cầm tiêu thụ khoảng 3.500-6.000 tấn/tháng. Thủy hải sản tươi, đông lạnh cần 4.500-5.000 tấn/tháng. Rau củ quả khoảng 75.000-90.000 tấn các loại/tháng. Bánh mứt kẹo các loại cần khoảng 1.300 tấn tiêu thụ trong dịp Tết. Rượu, bia, nước giải khát khoảng 80 triệu lít. Xăng dầu tăng khoảng 20% so với Tết Canh Dần 2010, dự kiến khoảng 50 triệu lít. Vì vậy, không chỉ quan tâm về giá cả thuần túy mà cần theo dõi diễn biến thị trường hàng ngày, kiểm soát về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nhất là về VSATTP. Các đơn vị, quận, huyện phải hợp tác có hiệu quả để tạo dựng thị trường lành mạnh theo mục tiêu là bình ổn giá, phòng tránh nạn tăng giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng.

(Báo Đại Đòan Kết)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Những tháng cuối năm giá cà phê sẽ tăng
  • Doanh nghiệp tăng nhập khẩu phân bón để hạ nhiệt thị trường
  • Mười tháng, tổng mức bán lẻ tăng hơn 25%
  • Cuối tháng 11,giá đường sẽ dịu
  • Hướng đi mới của thương mại toàn cầu
  • Chờ biểu thuế mới: Thị trường ô tô ảm đạm
  • Nghị định về xuất khẩu gạo: ai được, ai mất ?
  • Nhu cầu và giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo