Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu và giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh

Trong 25 năm tới, nhu cầu cũng như giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh mặc dù các nước đang triển khai chính sách bảo vệ môi trường, nhất là các mục tiêu đối phó với biến đổi khí hậu.

Nhà kinh tế trưởng của IEA nói kỷ nguyên dầu mỏ giá rẻ đã kết thúc

Trong “Báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới” ngày 9/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 18%, lên mức 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035 (tăng 15 triệu thùng/ngày so với năm 2009). Nhu cầu khí đốt cũng được dự báo tăng 44%, lên 4.500 tỷ m3, trong đó Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo những ước tính đã tính đến các cam kết về đối phó với biến đổi khí hậu trong Hiệp ước Copenhagen năm 2009, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn chiếm hơn 50% mức tăng tổng nhu cầu năng lượng trong 25 năm tới, trong đó dầu mỏ vẫn là nhiên liệu chủ lực.

IEA lưu ý nhu cầu gia tăng sẽ buộc các công ty dầu mỏ phải tìm đến các nguồn phi truyền thống khác, như cát dầu và đá phiến, điều sẽ không chỉ gây tốn kém và đẩy giá tăng cao, mà nhìn chung còn làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Fatih Birol, nhà kinh tế trưởng của IEA nói kỷ nguyên giá dầu rẻ đã kết thúc, mặc dù các động thái chính sách có thể sẽ gây sức ép về giá trên thị trường quốc tế.

IEA dự báo giá dầu thô sẽ tăng 88% trong thời gian từ nay đến năm 2035, lên 113 USD/thùng, trong đó đã tính nhân tố lạm phát.

Nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển trên thị trường năng lượng thế giới, IEA dự báo khối các nước này sẽ chiếm 93% mức tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong 25 năm tới, trong đó riêng Trung Quốc chiếm khoảng 36% mức tăng này.

Mức tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ 2000-2008 và IEA tin rằng trong tương lai, triển vọng sẽ còn tiếp tục tăng, do tiêu dùng bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/3 mức trung bình của các nước phát triển.

Trung Quốc có thể mang lại “kỷ nguyên vàng” cho khu vực khí đốt, với nhu cầu loại nhiên liệu này của Trung Quốc dự báo sẽ tăng trung bình 6%/năm, chiếm 1/5 tổng mức tăng nhu cầu toàn cầu.

(TheoNguyễn Chiến  // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bài học từ xuất khẩu cà phê
  • Thép có thể tăng giá từ nay đến cuối năm
  • Đường đang bị 'làm giá'!
  • Nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập khẩu
  • Tỷ giá là rào cản lớn nhất với xuất nhập khẩu
  • Năm 2011, sẽ thêm nhiều hoạt động xúc tiến thương mại
  • Thị trường phân bón: Diễn biến ngoài kịch bản
  • Tự tin trước những vụ kiện thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo