Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Nga: Sao cứ mãi là tiềm năng?

Thủy sản là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga. - tinkinhte.com
Thủy sản là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga. Ảnh: Lê Toàn.

Nga là thị trường lớn, có quan hệ lâu dài và gần gũi với Việt Nam, lại là thị trường mà người tiêu dùng không quá khó tính. Nhưng vì sao thị trường Nga vẫn mãi dừng ở mức tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu trong nước?

Trong quan hệ thương mại Việt - Nga, kim ngạch hai chiều đã tăng dần trong những năm qua, từ mức 350-400 triệu đô la Mỹ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nay đã đạt 1,6 tỉ đô la, dự kiến lên 3 tỉ đô la vào năm 2010 và 10 tỉ đô la vào năm 2020.

Và Việt Nam nhập siêu từ Nga. Theo số liệu của Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), năm 2008 Việt Nam nhập siêu từ thị trường này khoảng 300 triệu đô la Mỹ (nhập khẩu 970 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga năm 2008 tăng 46,4%, thấp hơn mức tăng 75,5% mà Nga xuất sang Việt Nam.

Có điều, với mối quan hệ gắn bó, với một thị trường tiêu thụ hàng hóa có nhiều nét tương đồng, song kim ngạch hàng xuất khẩu Việt Nam qua Nga còn kém xa hàng xuất qua nhiều nước châu Âu hay Mỹ khác cũng là điều đáng bàn, nhất là khi quốc gia này nằm ở vị trí “cửa ngõ” để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể đi vào Đông Âu.Trong năm 2008, để đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đã hướng đến nhiều thị trường mới ngoài Mỹ, EU và Nhật Bản. Nhưng thị trường Nga nói riêng, hầu như không xuất hiện trong các báo cáo, đề án đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu mà Bộ Công Thương đề ra hay cộng đồng doanh nghiệp hướng tới đầu tư. “Vì thị trường Nga còn quá nhiều vướng mắc”, một quan chức của Bộ Công Thương nói.

Tuy vậy, với số lượng 39.000 tấn cá tra, ba sa (trị giá 63,65 triệu đô la Mỹ) mà Nga nhập từ Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 11 vừa qua (theo Thương vụ Việt Nam tại Nga) hay việc Nga là nước mua trà của Việt Nam nhiều thứ hai sau Mỹ, thì các doanh nghiệp xuất khẩu không thể làm ngơ với thị trường này, dù đường đưa hàng vào Nga còn nhiều vướng mắc.

“Nếu ký được Hiệp định thương mại song phương Việt - Nga thì chỉ tính riêng năm 2009 hàng dệt may xuất đi Nga có thể đạt kim ngạch 1 tỉ đô la, chính là một bước đa dạng hóa, mở rộng thị trường”, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đã từng đưa đề xuất này tới lãnh đạo Bộ Công Thương trong cuộc họp bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu ngay từ đầu năm 2009. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa vào thị trường này nhiều do thuế của Nga quá cao. Mức thuế mà phía Nga đang áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam là 20 đô la/ki lô gam sản phẩm nhập khẩu. Tính ra, mỗi sản phẩm phải chịu thuế từ 4-5 đô la. “Đây là mức thuế mà doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa nước khác”, ông Ân nói.

Mong muốn về hiệp định thương mại song phương của doanh nghiệp đã được những người đứng đầu chính phủ hai quốc gia xem xét để đàm phán khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga hôm 15-12 vừa qua. Đại sứ Việt Nam tại Nga, ông Bùi Đình Dĩnh, cho biết hai cái khó nhất để thúc đấy kim ngạch thương mại giữa hai nước là thiếu thông tin do khâu quảng bá còn yếu kém và đặc biệt là việc thanh toán gặp khó khăn và nhiều bất cập.

“Tôi không thể khẳng định được việc thanh toán trực tiếp giữa các doanh nghiệp hai nước, không qua ngân hàng là do tập quán hay lòng tin vào đối tác trực tiếp”, ông Phan Văn Minh, Phó giám đốc Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), nói với TBKTSG hôm ngân hàng ông cùng VCCI, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Nga xúc tiến hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga tuần trước. Cuộc xúc tiến đã không thu hút được quá 10 doanh nghiệp có mặt, trong khi mối quan tâm đến thị trường Nga trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực tế là rất lớn.

Khi các nhân viên của VRB đi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp, họ chưa thể phá được “tảng băng” là hình thức thanh toán trực tiếp mà các nhà nhập khẩu phía Nga đưa ra với bên bán hàng phía Việt Nam. “Doanh nghiệp nhập khẩu phía Nga thường không mở L/C mà chọn phương thức thanh toán trực tiếp, bên mua đặt cọc 20-30% và sẽ trả phần còn lại sau khi nhận được hàng. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhập khẩu và thanh toán trực tiếp với các doanh nghiệp Nga mà qua bên thứ ba như Singapore hay Hồng Kông, cũng là tăng thêm chi phí và độ rủi ro”, vẫn theo ông Minh. Thực tế, đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rủi ro khi thanh toán theo hình thức này.

Ông Minh hy vọng rằng, với sự xuất hiện của ngân hàng con của VRB, mới khai trương tại Nga hồi tuần rồi, cộng đồng doanh nghiệp hai nước có thêm kênh thanh toán thuận lợi, an toàn dù ông biết khả năng thành công còn nhiều khó khăn.

(Theo Ngọc Lan // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tổng quan xuất khẩu năm 2009 và triển vọng năm 2010
  • “Hậu thắng thầu” xuất khẩu gạo
  • Năm 2009, doanh thu bán lẻ vẫn tăng trưởng
  • Ba thách thức đối với ngành nông, lâm thuỷ sản năm 2010
  • Xuất khẩu gạo của Thái sẽ lên 9 triệu tấn năm 2010
  • Một số thị trường sẽ biến động từ đầu năm 2010
  • Tăng thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Chỉ thiệt nông dân?
  • Bánh kẹo nội chiếm lĩnh thị trường?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo