Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Chỉ thiệt nông dân?

Người chăn nuôi lo lắng khi thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng. - tinkinhte.com
Người chăn nuôi lo lắng khi thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng.

Từ ngày 1/1/2010 nhiều loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi sẽ  đồng loạt tăng thuế nhập khẩu, với mức tăng phổ biến khoảng 5%. Cụ thể bắp, bột cá, bột xương thịt, cám mì từ 0% lên 5%; bột mì từ 10% lên 15%, dầu cá từ 5% lên 7%...  

Mặc dù hiện chưa chính thức áp dụng biểu mẫu thuế mới nhưng trên thị trường ở Tp.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giá bán thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu rục rịch tăng, đẩy giá một số mặt hàng thực phẩm tiêu dùng tăng theo. Nông dân bắt đầu lo lắng, người tiêu dùng cũng lo ngại.

Hiện tại các chợ ở trên địa bàn Tp.HCM, giá các loại thực phẩm như thịt heo, thịt gà, thịt bò, giò chả... đã bắt đầu tăng rõ rệt dù Tết Nguyên đán vẫn còn hơn 1 tháng nữa mới tới.

Cần điều chỉnh lại mức thuế

Năm 2009 đã là một năm khó khăn đối với người chăn nuôi trong nước. Hầu hết số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở  các quận, huyện ngoại thành Tp.HCM đều lỗ, nếu có lời thì là do lấy công làm lợi hoặc nhờ thức ăn thừa của các tiệm ăn cung cấp. Ông Hai Nhật Bổn, một hộ chăn nuôi heo ở KP2, phường Thạnh Xuân, quận 12 cho biết: “Nếu giá thức ăn chăn nuôi mà còn tăng nữa thì nuôi khoảng vài chục con thì lỗ ít, còn nuôi tập trung từ vài trăm con heo, vài ngàn con gia cầm trở lên đều phải lỗ từ 5% đến 10%. Khỏi cần phải tính toán vì hiện giá thức ăn chăn nuôi như lúc này phải nuôi số lượng rất lớn mới có lời”.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: “Thời gian vừa rồi, các doanh nghiệp của chúng ta đã nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đúng vào thời điểm giá nguyên liệu trên thế giới đang tăng cao, thị trường ngoại tệ lại đang biến động, do đó đã lập tức làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng lên. Đó là chưa kể tình trạng một số doanh nghiệp biết trước việc tăng thuế suất nhập khẩu đã gom hàng và cố tình đẩy giá lên”.

Theo Cục Chăn nuôi, hiện giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 20% so với tháng trước. Với mức tăng thuế nhập khẩu theo biểu mới cộng với mức 5% thuế VAT, nhiều mặt hàng thức ăn chăn nuôi dự báo sẽ tiếp tục biến động vào tháng tới theo chiều hướng tăng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết ngành chăn nuôi ở nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu.

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, quyết định của Bộ Tài chính về tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là hết sức vô  lý. Đáng lẽ trước khi ban hành quyết định này, Bộ nên khảo sát, tham khảo ý kiến nông dân, ý kiến của Hiệp hội. Bộ Tài chính làm như vậy chỉ gây thiệt hại cho nông dân. Hiệp hội sẽ sớm trao đổi với Bộ về đề nghị đưa mức thuế này về 0% như năm 2009”.

Ông Lịch cũng cho biết giá thực phẩm trong nước đã ở mức cao so với thực phẩm nhập ngoại. Bởi vậy, nếu giá thực phẩm tiếp tục tăng cao thì sức mua của người tiêu dùng sẽ giảm, nguồn thịt ngoại nhập sẽ lại vào nhiều, nguy cơ về mất an toàn thực phẩm tăng trở lại, người nông dân lại rơi vào vòng luẩn quẩn là không cạnh tranh được với thịt ngoại, lại nhanh chóng bỏ chuồng trại, các doanh nghiệp bán thức ăn chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng theo.

Chỉ có nông dân là thiệt

Việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ tác động ngay lập tức đến người chăn nuôi. Ông Nguyễn Thành Tươi, chủ trang trại chăn nuôi gia súc ở huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương bức xúc: “Một câu hỏi được đặt ra, tăng thuế nhập khẩu như thế ai bị thiệt. Doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hay nông dân chăn nuôi?.

Theo ông Tươi, doanh nghiệp sẽ không bị lỗ mà chỉ có nông dân chăn nuôi là bị thiệt. Bởi nếu giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi bị đội lên do giá nguyên liệu tăng thì các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách đổ hết các khoản thiệt thòi lên đầu nông dân, và cách tốt nhất, nhanh nhất và an toàn nhất không gì hơn là tăng giá bán thức ăn chăn nuôi lên. Nếu thuế nhập khẩu tăng 5% thì số nguyên liệu này về đến trại sẽ tăng lên 10%, như vậy số đầu heo trong trại tôi nuôi chỉ có lỗ và lỗ...”.

Năm 2009, thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chỉ là 0% mà rất nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm và phủ tạng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gây phản ứng gay gắt trong dư luận xã hội. Năm 2010 thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm kém chất lượng, quá thời gian sử dụng.

Như thế, quyết định của Bộ Tài chính không chỉ gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong nước, mà còn tạo điều kiện cho tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm phát triển, gây ảnh hưởng sức khỏe người dân.

(Theo Kim Dũng // Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bánh kẹo nội chiếm lĩnh thị trường?
  • Bó tay với giá sữa trên trời ?
  • Bảo hộ thương mại Mỹ "đe dọa" sự phục hồi kinh tế thế giới
  • Không lo giá gas nhấp nhổm?
  • Thị trường các sản phẩm rèn và đúc ở EU: Thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
  • Dự báo giá khô đậu tương thế giới sẽ giảm trong năm 2010
  • Ép đậu tương thế giới trong niên vụ 2009/10 sẽ tăng mạnh
  • Giá đường “trên trời”: Lợi ai, thiệt ai?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo