Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường trái cây Việt Nam: thực trạng và hướng phát triển

Hiện nay, ở nhiều địa phương các loại trái cây đang trong mùa thu hoạch rộ. Thế nhưng lượng trái cây xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu vẫn trông đợi vào thị trường tiêu thụ nội địa. Điều này làm cho nông dân cũng như doanh nghiệp long đong tìm nơi tiêu thụ, trong khi đó hoa quả ngoại vẫn ồ ạt nhập về.

Mấy năm trở lại đây, trái cây Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên sản lượng trái cây xuất khẩu vẫn chưa xứng với tiềm năng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay, sản lượng trái cây thu hoạch trên cả nước đạt hơn 7 triệu tấn và tăng nhanh so với 7 - 8 năm trước. Chuối được đánh giá là loại quả có sản lượng thu hoạch lớn nhất, sau đó đến cam, quýt, nhãn, dứa, xoài, vải thiều, thanh long…

Song có tới 90% sản lượng trái cây vẫn phải trông đợi vào thị trường tiêu thụ nội địa nên giá bán thấp, tỷ lệ trái cây xuất khẩu mới chỉ chiếm 10% với 5 - 6% là trái cây tươi, nên giá trị kim ngạch xuất khẩu thu về không nhiều. Trong khi đó, tỷ lệ trái cây nhập khẩu mấy năm qua liên tục tăng ở hai con số. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng qua, các doanh nghiệp đã nhập về 134 triệu USD mặt hàng rau quả, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều loại trái cây như táo, cam, quýt, mận, nho, lựu từ Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Mỹ, Niu Di-lân đầy dẫy trên thị trường nước ta.

Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, tỷ lệ trái cây của ta mặc dù đã vươn ra 50 nước, nhưng chưa chiếm lĩnh được thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc và Cam-pu-chia. Nhưng có một nghịch lý trong thời gian qua, trái cây của chúng ta lép vế và liên tục bị ép giá khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Từ ngày 1/7 trở lại đây, thực hiện chính sách kiểm soát nguồn gốc trái cây lẫn nhau giữa hai nước, mặc dù phía bạn chưa siết chặt, việc xuất khẩu vẫn thuận lợi, song doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lại tỏ ra e dè, vì vậy xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc giảm đáng kể. Thêm vào đó là một số doanh nghiệp hám lợi, kinh doanh không lành mạnh, buôn bán phá giá, trà trộn trái cây phẩm chất kém vào các lô hàng được cấp giấy chứng nhận sạch để xuất khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín trái cây của ta. Điều đó dẫn tới tình trạng "tự ta hại ta", nhiều thị trường đóng cửa, không cho phép nhập khẩu sản phẩm trái cây của Việt Nam. Các địa phương vẫn chưa có những vùng chuyên canh và sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến khó đáp ứng được những đơn hàng xuất khẩu lớn, do đó kim ngạch xuất khẩu giảm cũng là điều dễ hiểu.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng qua đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói, hiện các doanh nghiệp làm ăn chân chính đang rất khó khăn trong tìm kiếm thị trường và ký hợp đồng mới xuất khẩu trái cây, do đó thị trường tiêu thụ trái cây phần lớn vẫn luẩn quẩn sân nhà.

Đã có rất nhiều ý kiến đưa ra, trong giai đoạn hiện nay cần đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở hạ tầng cho sản xuất trái cây; mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, khuếch trương giới thiệu, quảng bá sản phẩm trái cây của Việt Nam ra thị trường thế giới; nhanh chóng ký xong các hiệp định kiểm dịch thực vật để trái cây của ta có thể thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, EU…

Ngoài ra, rất cần sự nỗ lực và mối liên kết chặt chẽ của cả "bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) với nhau trong nghiên cứu, sản xuất đến tiêu thụ trái cây. Tuy nhiên, theo Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), phải giải quyết dứt điểm tình trạng buông lỏng quy hoạch, tránh để xảy ra tình trạng "xé" quy hoạch, nông dân đổ xô trồng những cây ăn quả theo phong trào. Việc đầu tiên là nhà nước sẽ quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn trái theo hướng tập trung, có quy mô lớn, bảo đảm các tiêu chuẩn sạch để làm ra lượng sản phẩm dồi dào, đủ sức đáp ứng cho các cơ sở chế biến xuất khẩu nhưng phải bảo đảm tính chất "liên kết vùng".

Theo đó, mỗi vùng, mỗi tỉnh chỉ được phép chọn trồng một hoặc hai loại cây chủ lực là đặc sản của vùng miền, có lợi thế cạnh tranh cao để tránh tình trạng các tỉnh cùng trồng một loại cây, dẫn đến dư thừa, rớt giá thì lại đua nhau đốn hạ như nhiều năm qua. Bên cạnh đó, có chính sách và các giải pháp về giống cây ăn trái, cần liên tục lai tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, đầu tư đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho trái cây. Đặc biệt, phải xây dựng cho được những vựa thu gom, bảo quản trái cây theo tiêu chuẩn sạch, sản xuất theo quy trình chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và giá thành hạ… bởi đây là những yêu cầu sống còn để đưa trái cây Việt Nam xuất ngoại, vì trong tương lai, hầu như các nước đều thắt chặt việc kiểm soát chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh trong trái cây nhập khẩu. Có thực hiện tốt những giải pháp trên thì trái cây mới mong đạt mục tiêu xuất khẩu 760 triệu USD trong năm 2010 mà Bộ NN&PTNT đã đưa ra.

(AgroViet)

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường nội địa cần "đường ray" mới
  • “Cắm rễ” thị trường nội địa Dễ hay khó?
  • Lo ngại hàng Trung Quốc cạnh tranh
  • Thị trường xuất khẩu đang chuyển dịch
  • "Giá cả ở Việt Nam có tính cạnh tranh cao"
  • Ba đề xuất thúc đẩy xuất khẩu năm 2009
  • Xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2009: Phấn đấu đạt kim ngạch 6,2 tỷ USD/tháng
  • Giải pháp nào để người tiêu dùng Việt Nam yêu hàng nội?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo