Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc đẩy TMĐT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nông dân Thái Lan không gặp cảnh “được mùa mất giá”, ngư dân Nhật Bản cung cấp lượng hải sản đều đặn mỗi ngày cho các cộng đồng dân cư, và mức sống của người dân Hàn Quốc được nâng cao một cách đồng bộ từ hơn mười năm nay, đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một quá trình bắt đầu từ chính sách vĩ mô của mỗi nước nhằm thúc đẩy thương mại điện tử nơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa - vốn là thành phần cốt yếu giữ cho môi trường kinh tế bền vững ở mỗi quốc gia.

Khi nói đến môi trường kinh tế bền vững người ta thường đề cập đến sự bình ổn của thị trường – nơi thể hiện các trạng thái tương tác thay đổi giữa người mua và người bán, giữa nguồn cung hàng hóa và nhu cầu tiêu thụ. Không thể phủ nhận vai trò trung gian bình ổn của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các nhà bán lẻ. Vai trò này càng quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam – nơi mà hiệu suất đầu tư khá thấp, đơn cử ngành sản xuất đường mà cả nhà máy và người trồng mía đều khốn đốn, ngành thủy sản mà cơ sở chế biến xuất khẩu và người nuôi đều chịu thiệt thòi. Phân bón, thức ăn chăn nuôi, bột sữa hay thuốc tân dược đều bị làm giá trong khi người sản xuất và nhà phân phối thiếu thông tin. Tình trạng này sẽ còn tiếp tục cho tới khi công cụ thông tin chủ lực được trao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách vĩ mô thúc đẩy và hỗ trợ thương mại điện tử.

Động lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lợi ích của doanh nghiệp là động lực chính phát triển thương mại điện tử. Hình thức thương mại mới này không chỉ là công cụ mua bán mà còn là nút nhấn gia tốc toàn bộ hệ thống “2 trong 1” vốn là đặc trưng kinh doanh ở các nước đang phát triển nơi mà cả chợ điện tử và chợ truyền thống hoạt động song song và hỗ trợ cho nhau. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đó thường chọn phương thức đầu tư thương mại điện tử theo mô hình sáu bậc thang, bắt đầu bằng việc sử dụng điện thoại rồi thư điện tử, tiến đến đăng tải brochure điện tử, lần lượt sử dụng các trang web và mạng xã hội làm nơi tương tác (interaction), giao dịch (transaction) và cuối cùng hội nhập (integration) toàn diện vào thương mại điện tử như các công ty lớn hay tập đoàn kinh tế.

Những lợi ích của việc điện tử hóa thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất rõ nét nơi các nước đang phát triển và gồm ba nhóm: giảm nhẹ chi phí, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh.

Việc giảm nhẹ chi phí trước tiên phải kể đến giảm bớt nhu cầu đi lại, thay vào đó là những cuộc gọi và các thư điện tử; giảm tiền mua nguyên liệu nhờ có thể chọn lựa giữa các nhà cung cấp khác nhau thông qua các lần nhấp chuột, giảm chi phí giới thiệu và quảng cáo nhờ brochure điện tử lan tỏa rộng rãi trên mạng và phương tiện xã hội hoặc được nhắm đến các nhóm người nằm trong phân khúc thị trường của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng cũng giảm kể cả ở các thị trường nội địa hay xuất khẩu. Các doanh nghiệp tích hợp thương mại điện tử có hệ thống điều hành tốt hơn, đội ngũ nhân viên gọn nhẹ nhưng tinh nhuệ, giảm rất nhiều các chi phí về kho bãi, vận chuyển và lao công, loại bỏ được nhiều nhà trung gian và nâng cao trình độ cho tất cả các cấp từ nhân viên đến ban giám đốc.

Nhu cầu mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh luôn là đòi hỏi ở mỗi doanh nghiệp muốn ăn nên làm ra. Chính thương mại điện tử cung cấp cho họ những cơ hội tuyệt vời nhờ nối dài tầm với đúng lúc tới các thị trường cần đến sản phẩm hay dịch vụ, cũng qua đó họ biết được nhu cầu về mặt hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn và thực hiện đầy đủ các chế độ hậu mãi. Thương mại điện tử là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và tạo ra sự quan tâm của các thị trường dù ở xa hay gần, nội địa hay xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh nơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ thể hiện bằng việc tiếp nhận thông tin nhanh chóng mà còn ở sự linh hoạt và tốc độ giao dịch không ngừng nghỉ, cũng là nơi mà các ý chí làm ăn dễ dàng tìm được các mối quan hệ thân thiết với khách hàng và các doanh nghiệp đối tác.

Thúc đẩy bằng chính sách

Xuất xứ từ nền tảng kinh tế nông nghiệp như Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan đã chịu thiệt thòi trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vào những năm cuối thập niên 1990 và họ đã chọn con đường thương mại điện tử dưới sự khuyến khích của chính phủ để làm bàn đạp phục hồi và phát triển. Đặc biệt người ta thấy sự trỗi dậy của ngành nông nghiệp bao gồm các chủ ruộng, chủ vườn, chủ trang trại, nhà chế biến và các nhà buôn nông sản: 32,4% doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực này ứng dụng thương mại điện tử vào năm 1999, chưa kể 31,02% đang trong quá trình chuẩn bị. Đây là con số ấn tượng so với 50,55% trong ngành du lịch và 27,33% trong ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan đã tạo ra sự bình ổn kinh tế - xã hội cho đất nước này kể cả những lúc lao đao và thương mại điện tử trong ngành nông nghiệp luôn đạt được các con số tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác. Kết quả điều tra lúc bấy giờ cho biết 90,74% doanh nghiệp tích hợp thương mại điện tử của nhóm này đã có khả năng mở rộng thị trường, 63,43% giảm được các chi phí, 62,50% gia tăng lợi nhuận, và 60,65% xác nhận họ có vị thế cạnh tranh tốt hơn kể cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Cùng lúc đó các ngư dân ở Nhật Bản, nơi đã có nền kinh tế phát triển, cũng liên kết thông qua thương mại điện tử để trở thành một chuỗi các nhà cung cấp hải sản ổn định cho mọi cộng đồng dân cư và các nhà máy chế biến.

Kế hoạch năm năm phát triển thương mại điện tử của Chính phủ Nhật Bản đã đạt thành quả ngoài sức tưởng tượng với mức gia tăng 16 lần giá trị bán buôn qua mạng, từ 6,6 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2000 lên 106 tỷ đô-la vào năm 2005. Ngày nay người nông dân Thái Lan có thể cập nhật thông tin để biết họ phải trồng những cây gì cho mùa vụ này hay nuôi những con gì vào lúc nào, mua vật tư ở đâu, bán hàng cho ai và chọn cho mình nhà bảo hiểm nào chắc chắn nhất. Điều này làm hạn chế đến mức thấp nhất cảnh thừa thiếu trên các thị trường, người sản xuất không còn bị ép giá trong khi các nhà máy chế biến vẫn lên lịch hoạt động đều đặn giữ cho hiệu suất đầu tư vào nền kinh tế luôn ở mức cao.

Ở Hàn Quốc, quyết tâm đi đầu trong thương mại điện tử đã trở thành hiện thực từ các năm cuối thập niên 1990 với ba đạo luật: luật căn bản về thương mại điện tử (1999), các chính sách tổng quát về phát triển thương mại điện tử (2000) và quy định về giao dịch điện tử ở Hàn Quốc (2001). Trước đó nền giáo dục định hướng kinh tế tri thức đã giúp cho 24,38 triệu người, tức 56,6% dân số tính đến tháng 12-2001, có khả năng sử dụng Internet, 93,3% các em từ 7 đến 19 tuổi và 84,63% lứa tuổi 20 sử dụng thành thạo các chương trình máy tính. Kim ngạch thương mại điện tử từ 47,93 tỷ đô-la vào năm 2000 lên đến 99,15 tỷ đô-la vào năm 2001, tăng 106,6% chỉ trong một năm. Niên khóa 2000-2001 cũng đánh dấu thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử trong kinh doanh bán lẻ (B2C) với mức độ tăng trưởng lên đến 252,3%.

Chính phủ Hàn Quốc tỏ rõ quyết tâm thúc đẩy thương mại điện tử đến tận người dân. Ủy ban hòa giải các tranh chấp thương mại điện tử được thành lập dựa trên điều 28 của luật căn bản. Các cơ quan khác nhau được chỉ định để theo dõi, đánh giá và cấp chứng chỉ eTrust cho doanh nghiệp và iSafe cho nhà khai thác mạng viễn thông. Việc bảo vệ bí mật riêng tư và người tiêu dùng được giao cho Ủy ban giải quyết các tranh chấp dữ liệu cá nhân. Ở đó quyền sở hữu trí tuệ không chỉ được tôn trọng mà còn phải được chấp hành tuyệt đối, và đạo luật về chữ ký số có hiệu lực kể từ 1-7-1999. Về phần mình, chính phủ đảm nhận ba trách nhiệm: mở rộng hạ tầng cơ sở thương mại điện tử, thiết lập mạng lưới thương mại điện tử chuyên dụng cho các doanh nghiệp (B2B) và quốc tế hóa các giao dịch điện tử thông qua thỏa ước song phương với các nước và tham gia Liên minh thương mại điện tử Liên Á gọi tắt là PAA.

________________________________________________

Tài liệu tham khảo

-Thương mại điện tử ở Hàn Quốc:

http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/unpan007638.pdf

-Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan

http://pirun.ku.ac.th/~fsciang/km4sme/library/SME/Eng/The%20eCommerce%20of%20SMEs%20in%20Thailand.pdf

-Chuẩn bị thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển:

http://learnlink.aed.org/Publications/Concept_Papers/ecommerce_readiness.pdf

-Tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

http://www.idrc.ca/en/ev-83707-201-1-DO_TOPIC.html

Ít doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sàn trực tuyến

Theo một báo cáo vừa được Bộ Công Thương công bố hồi cuối năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ bằng khoảng 1/3 so với doanh nghiệp lớn. Các chuyên gia của bộ đã tư vấn rằng các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử cần tích cực khai thác khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngược lại các doanh nghiệp này cũng cần chủ động tham gia sàn giao dịch trực tuyến để mở rộng cơ hội kinh doanh hơn nữa.

Tại cuộc hội thảo liên quan đến thương mại điện tử ở Việt Nam vào tháng 12-2010, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, cho biết kết quả điều tra của cơ quan này với 2.004 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009 cho thấy, gần như 100% doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, chỉ có 12% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng của các sàn giao dịch thương mại điện tử có phần chững lại do việc tham gia vào hình thức giao dịch mới này của các doanh nghiệp trong những năm qua không thực sự đem lại hiệu quả.

Còn báo cáo “Phân tích thói quen và đặc điểm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam” do ông Xavier Depouilly - Giám đốc phát triển kinh doanh và dịch vụ khách hàng Kanta Media Vietnam - trình bày tại cuộc hội thảo lại cho thấy hơn 90% giao dịch mua hàng qua mạng tại Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt. Theo đó, có hơn 27% dân số Việt Nam truy cập Internet, riêng khu vực đô thị tỷ lệ này vượt 50%, nhưng chỉ có 5% từng mua bán hàng trực tuyến.

(Trần Nguyên)

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • "Made in China" không chỉ tạo ra ở Trung Quốc
  • Năm 2011, các DN xuất khẩu sẽ là nhóm có tỷ lệ lợi nhuận
  • Trung Quốc lạm phát, cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam?
  • Nhiều thách thức cho xuất khẩu gạo khi mở thị trường
  • Năm 2011: Nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu
  • OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2011
  • Kiểm soát chặt chẽ nông sản thực phẩm nhập khẩu
  • Thị trường gạch ốp lát: Doanh nghiệp Việt thất thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo