Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại Việt - Trung: Ba lần kim ngạch vượt chỉ tiêu liên Chính phủ


Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Việt - Trung luôn dành nhiều ưu đãi cho thương nhân Trung Quốc.

Từ năm 2000 đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Về lĩnh vực thương mại, năm 2000, kim ngạch mậu dịch song phương đạt trên 2,5 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mục tiêu 2 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đã tạo tiền đề tốt đẹp đưa quan hệ thương mại hai nước bước vào thế kỷ 21.

Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mức tăng trưởng kim ngạch mậu dịch hai nước từ năm 2001-2008 bình quân trên 25%. Năm 2004 kim ngạch mậu dịch hai nước đạt xấp xỉ 7,2 tỷ USD, lần thứ hai vượt mục tiêu Chính phủ hai nước đề ra là hoàn thành mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2005.

Năm 2008, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt trên 20,18 tỷ USD tăng 535 lần so với kim ngạch năm 1991 và là lần thứ ba hoàn thành trước hai năm mục tiêu hai nước đề ra là đưa kim ngạch mậu dịch hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2010.

Những điểm tích cực trong thương mại song phương

Nhìn lại quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt-Trung kể từ khi bình thường hoá đến nay, cho thấy có 5 mặt được.

Thứ nhất, đó là: tiềm năng và tính bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế giữa hai nước ngày càng được khai thác và phát huy, thể hiện qua cơ cấu hàng hoá trao đổi ngày càng phản ánh sát thực lực, trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, cùng tiến hành cải cách và mở cửa và cùng hướng ra xuất khẩu.

Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, than đá, và các loại nông sản nhiệt đới bao gồm: cao su, rau hoa quả, hạt điều, hạt tiêu, sắn lát, đồ gỗ cao cấp, thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản... Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gồm: Máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón và vật tư nông nghiệp, hoá chất, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da. Các nhóm hàng trên chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc.

Thứ hai, phương thức mậu dịch ngày càng phát triển và đa dạng. Giai đoạn từ 1991-2000, quan hệ thương mại hai nước chủ yếu thông qua mậu dịch biên giới. Từ 2001 đến nay, mậu dịch chính ngạch đã chiếm vị trí áp đảo trong tổng giá trị thương mại hai nước với các loại hình thương mại đa dạng như: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công...

Thứ ba, quan hệ hợp tác, thương mại giữa các địa phương hai nước từ chỗ chỉ tập trung giữa các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam đã phát triển rộng đến các tỉnh, thành phố nằm sâu trong nội địa như Thượng Hải, Quảng Đông, Hải Nam, Giang Tô...

Thứ tư, bộ mặt xã hội, đời sống của nhân dân ở vùng biên giới hai nước thay đổi cơ bản. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp cùng với sự ra đời của hàng loạt các khu kinh tế tại cửa khẩu đã giúp các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng. Đó là các dự án hợp tác kinh tế và đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực chế biến nguyên liệu, nâng cao giá trị hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi nước đang được triển khai mạnh mẽ và từng bước đi vào hoạt động.

Tiến tới cân đối cán cân thương mại

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại hai nước còn tồn tại ba hạn chế lớn. Thứ nhất, cán cân thương mại hai nước ngày càng mất cân đối, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2001, mức nhập siêu từ Trung Quốc là 200 triệu USD, đến năm 2009 đã tăng lên 11,1 tỷ USD, gấp 55 lần so với năm 2001. Bảy tháng đầu năm 2009, mức nhập siêu từ Trung Quốc tuy đã giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng vẫn đạt trên 5,9 tỷ USD.

Thứ hai, việc quản lý buôn bán biên giới giữa hai nước đã có những kết quả khích lệ nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, hàng giả hàng chất lượng kém vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng. Thứ ba, mức tăng trưởng mậu dịch giữa hai nước chưa phản ánh hết tiềm năng và tính bổ sung còn rất lớn của mỗi nước.

Về lĩnh vực hợp tác kinh tế, với các khoản viện trợ phát triển, các khoản vay ưu đãi mà phía bạn dành cho nước ta từ năm 1992 đến năm 2000 chủ yếu tập trung vào việc khôi phục, cải tạo và mở rộng các nhà máy do Trung Quốc xây dựng trước đây: nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, một số nhà máy dệt, các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long, Sứ Hải Dương, Nhựa Tiền Phong...

Từ năm 2000 đến nay nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Trung Quốc đã tăng lên mạnh mẽ và được hai nước ưu tiên sử dụng trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần. Đó là hợp tác trong lĩnh vực điện với trên 10 dự án, lĩnh vực khai khoáng 10 dự án, lĩnh vực luyện kim 5 dự án, lĩnh vực phân bón, hoá chất 5 dự án, lĩnh vực cơ khí 3 dự án.

Các hạng mục hợp tác trên đã và đang lần lượt đi vào hoạt động, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội của ta. Tuy nhiên, trong hợp tác kinh tế giữa hai nước còn hai mặt hạn chế. Thứ nhất, nhiều hạng mục công trình không hoàn thành đúng thời gian đã định. Thứ hai, việc giải ngân nhiều dự án chậm do còn nhiều quy định, thủ tục của các cơ quan quản lý hai bên.

Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 12/2008, Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 628 dự án với tổng vốn đăng ký là gần 2,2 tỷ USD. Trong đó vốn thực hiện đạt 271 triệu USD, đứng thứ 13 trong số 64 nước và khu vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chưa phán ánh đúng thực lực và thế mạnh của một số ngành công nghiệp mũi nhọn của bạn. Hầu hết các dự án đều có quy mô nhỏ vốn ít và tập trung vào các lĩnh vực: Chế biến thức ăn gia súc, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, khai khác mỏ, điện lực...

Sở dĩ quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước có bước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong thời gian vừa qua là do mối quan hệ chính trị giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp. Các chuyến thăm thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai bên không ngừng nâng cao.

Việc nâng quan hệ hai nước trở thành mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, việc thành lập và đi vào hoạt động của Ban chỉ đạo quan hệ song phương giữa Chính phủ hai nước đã góp phần hết sức quan trọng trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển toàn diện quan hệ song phương, nhất là đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lên tầm cao mới.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành của hai nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và điều chỉnh, bổ sung nội dung các hiệp định trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại nhằm không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý cho hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại. Những kết quả trên cũng không tách rời vai trò tác dụng to lớn có hiệu quả của các chương trình xúc tiến quốc gia, sự nỗ lực của các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng Việt Nam.

Năm qua, với việc hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền và đẩy mạnh đàm phán các vấn đề trên biển đã góp phần ổn định và tăng cường môi trường hợp tác, thương mại đầu tư giữa hai nước. Kỳ họp lần thứ 6 của Uỷ ban hợp tác kinh tế liên Chính phủ hai nước vừa qua và kết quả các cuộc họp giữa các bộ ngành hai nước trong lĩnh vực quản lý, chất lượng kiểm nghiệm kiểm dịch đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, khắc phục những mặt hạn chế trong lĩnh vực thương mại.

Sắp tới, hai bên sẽ tiến hành cuộc họp thứ nhất của Tiểu ban thương mại giữa hai nước nhằm cụ thể hoá các biện pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế và tính bổ sung lẫn nhau giữa hai nước, từng bước thuận lợi hoá thương mại, đưa việc quản lý biên mậu giữa hai nước phát triển một cách lành mạnh, góp phần duy trì quan hệ đối tác thương mại hàng đầu và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.

* Tác giả bài viết hiện là Thứ trưởng Bộ Công Thương.

 

(Theo Nguyễn Thành Biên // VnEconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam thuộc top đầu cung cấp hàng thủy sản cho Hàn Quốc
  • Đối mặt rào cản thương mại
  • Thái Lan có thể xuất khẩu 9 triệu tấn gạo
  • Thương mại Việt Nam-Campuchia sẽ tăng vào 2010
  • Philippines có thể phải nhập khẩu thêm gạo do bão
  • Việt Nam - Ấn Độ hướng tới kim ngạch 3 tỷ USD vào 2010
  • Nhập siêu 9 tháng là 6,5 tỉ đô la
  • Chặn đà “tụt dốc” của xuất khẩu: Điểm chốt là phát triển ngành dịch vụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo