Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Philippines có thể phải nhập khẩu thêm gạo do bão

 
Cảnh ngập lụt ở Santa Cruz ,tỉnh Laguna, phía nam Manila ngày 4-10. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Arthur Yap ngày 4/10 cho biết Philippines có thể sẽ phải nhập khẩu thêm lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của Manila trong nửa đầu năm 2010 sau khi hai cơn bão lớn tàn phá các cánh đồng lúa ở nước này.

Theo ông Yap, bão Ketsana đã làm hỏng 285.000 tấn lúa, tương đương lượng tiêu thụ của cả nước trong vòng 5 ngày. Tính đến nay, thiệt hại sơ bộ đối với mùa màng do cơn bão gây ra lên tới 5,5 tỷ peso (117 triệu USD).

Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Từ đầu năm đến nay, Philippines đã nhập gần 1,8 triệu tấn gạo.

Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Philippines ngày 4/10 cho biết bão Pama đã suy yếu và đang di chuyển về phía Tây Bắc sau khi quét qua khu vực Đông Bắc, làm 5 người thiệt mạng.

Đài Loan đã cảnh báo các ngư dân do lo ngại bão Pama có thể sẽ tiến vào vùng biển phía Nam hòn đảo này trong thời gian tới.

Hiện nhiều vùng ở miền Bắc Philippines vẫn trong tình trạng mất điện và mất liên lạc với bên ngoài do ảnh hưởng của bão Pama. Gần 170.000 cũng đã phải sơ tán.

Ngày 4/10, một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter đã xảy ra tại tỉnh Tây Papua ở miền Đông Indonesia, cách khu vực động đất trên đảo Sumatra hôm 30/9 khoảng 3.500km.

Trong khi đó, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết thời hạn "tình trạng khẩn cấp" đối với khu vực động đất ở Sumatra sẽ kéo dài ít nhất 2 tháng.

Điều phối viên vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc tại Indonesia El-Mostafa Benlamlih cho biết hiện còn khoảng 3.000-4.000 người bị mắc kẹt hoặc bị chôn vùi trong các đống đổ nát do trận động đất gây ra. Số người thiệt mạng được thông báo là 1.100 người, song con số này có thể lên tới hơn 2.000 người./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam - Ấn Độ hướng tới kim ngạch 3 tỷ USD vào 2010
  • Nhập siêu 9 tháng là 6,5 tỉ đô la
  • Chặn đà “tụt dốc” của xuất khẩu: Điểm chốt là phát triển ngành dịch vụ
  • Giá hàng hóa sẽ tăng trong thời gian tới
  • Năm 2009, xuất khẩu hàng hóa sẽ không đạt kế hoạch
  • Cung giảm đẩy giá tăng
  • Hàng Việt - người Việt: Tin dùng, hay chấp nhận dùng ?
  • Áp đặt giá trần: tiêu cực!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo